Màng mề gà – vị thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả

Thứ bảy, 09/12/2023 | 14:20
Theo dõi ULTV trên

Màng mề gà (kê nội kim) có vị ngọt, tính bình, thường dùng cho các trường hợp ăn uống không tiêu, trẻ em suy dinh dưỡng, đau dạ dày, sỏi đường mật, sỏi đường tiết niệu…

màng mề gà

Màng mề gà là bộ phận nằm ở phần mề của con gà. Trong quá trình làm mề phải lột lớp màng ra bạn mới có được “báu vật” này. Tuy nhiên lớp màng có màu vàng mới có tên là màng mề gà hay còn được gọi với tên là kê nội kim. Màng mề gà được mọi người rỉ tai nhau là có tác dụng chữa bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay giúp tiêu hóa thức ăn trong cơ thể hiệu quả hơn.

Nhất là đối với những bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu, đầy hơi hay thức ăn tích tụ lâu ngày có thể sử dụng màng mề gà để chữa trị. Nhất là đối với những đối tượng là trẻ em thì đây chắc chắn là một liều thuốc hiệu quả.

Trong Y học cổ truyền, màng mề gà có vị ngọt tính ấm có thể tác động vào các vùng kinh tỳ, vị, tiểu tràng và phần bàng quan. Trong đông y có tác dụng tỳ tiêu thực, sáp tinh chỉ di đồng thời tác động đến thông lâm hóa thạch.

Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh từ màng mề gà do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như:

Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt

Nguyên liều cần có gồm màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Trẻ tiêu hóa không tốt

Dùng lấy gạo 100g nấu cháo, màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị muối hoặc đường. Ăn 2-3 lần mỗi ngày.

Món ăn bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn

Nguyên liệu gồm màng mề gà 6g, thịt lươn 250g.

Cách thực hiện: Dùng muối tuốt lươn cho hết nhớt, bỏ hết phủ tạng rửa sạch và thái thành từng khúc, màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

Ho gà

Sử dụng màng mề gà 10g sao vàng thành bột, mật ong 50g, tỏi 10 nhánh ép lấy nước, mã thầy 500g ép lấy nước.Đem cho tất cả vào nước với lượng vừa phải và đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

Chữa sỏi đường tiết niệu

Nguyên liệu gồm màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Đem tất cả đem tán nhỏ. Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần

Viêm đại tràng mạn tính

Dùng màng mề gà sao 10g, bạch truật 10g, tán bột, trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 đến 6g

Chữa đau dạ dày

Để thực hiện bài thuốc Đông y này sử dụng bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Đem tất cả trộn thành 1 gói mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn

Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng

Sử dụng màng mề gà 1 cái, hoài sơn 30g, hai thứ sao vàng tán bột, gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần và ăn liền trong một tuần.

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Đăng ký trực tuyến