Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở mèo. Bên cạnh việc đây là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong ở mèo cao nhất.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở mèo. Bên cạnh việc đây là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong ở mèo cao nhất.
Nguyên nhân mèo bị bệnh giảm bạch cầu
Theo ThS Phạm Duyên, giảng viên khoa Thú y, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị bệnh giảm bạch cầu:
Nguyên nhân đầu tiên là cơ thể mèo có độc tố hoặc các virus bạch cầu, thường thì do mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi chết hàng loạt trong vài ngày. Ở mèo con mới sinh bị nhiễm bệnh, mô bị phá hủy nghiêm trọng là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy. Còn những mèo lớn thì những mô như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.
Nguyên nhân thứ hai là mèo tiếp xúc gần với mèo mang mầm bệnh như mèo hoang, mọi hành động như liếm lông, ăn chung thức ăn đều là tác nhân khiến mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là mèo đi đến những nơi giết mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo. Đây là địa điểm dễ tạo thành ổ dịch với nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Phòng và trị bệnh giảm bạch cầu mèo
Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ thú y Phạm Duyên, cách phòng vad trị bệnh giảm bạch cầu mèo như sau:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y
Phòng bệnh bằng vaccine:
Vaccine đa giá phòng bệnh giảm bạch cầu và các bệnh hô hấp do virus gây ra ở mèo, tiêm cho mèo bắt đầu từ 8 tuần tuổi trở lên, sau 4 tuần tiêm nhắc lại.
Mèo trên một năm tuổi mỗi năm tiêm vaccine một lần.
Trong trường hợp mèo nhà bạn có những triệu chứng như trên, bạn hãy liên hệ sớm với phòng khám thú y gần nhất để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay phương pháp được các bác sĩ thú y sử dụng phổ biến là tiêm kháng sinh cho mèo, bên cạnh đó dùng thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu cũng như truyền dịch để bổ sinh các kháng thể, vitamin,…
Sau khi mèo được chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo thành công thì tỉ lệ mắc bệnh lại gần như sẽ không có vì kết quả điều trị, mèo sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên có thể mèo vẫn mang virus trong cơ thể, vì vậy hãy nhớ tẩy trùng nhà sạch sẽ và không nuôi mèo mới trong ít nhất 6 tháng hoặc chỉ đưa mèo đã tiêm phòng đầy đủ về nhà.