Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Thứ năm, 08/05/2025 | 16:32
Theo dõi ULTV trên

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.

cay-chanh-ranh

Cây thường cao khoảng 1 mét, có vỏ mỏng màu trắng, thân mọc thẳng và ở cây non thường có lông bao phủ. Cành của cây có hình trụ hoặc đôi khi phân thành ba cạnh rõ rệt. Lá cây mọc so le, cuống ngắn, hình dạng giống như ngọn giáo, dài từ 5 đến 15 cm, rộng khoảng 1,5 đến 2,5 cm.

Hoa của cây chành rành thường mọc thành cụm ở đầu cành hoặc ngọn thân, không có cánh hoa, chỉ có từ 3 đến 5 lá đài cùng với 8 đến 12 nhị. Quả cây chành rành có hình tròn, có cánh, màu đen, đường kính từ 15 đến 22 mm, thường có từ 2 đến 3 cánh nguyên, dễ phát tán nhờ gió.

Loài cây này phân bố nhiều ở khu vực phía Nam Việt Nam, kéo dài từ Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất cằn cỗi, khô hạn như đất đồi, đất cát ven biển, và đặc biệt là loài cây ưa sáng.

Trong y học cổ truyền, cây chành rành được đánh giá cao bởi nhiều công dụng. Theo Viện Dược liệu Việt Nam, lá cây có vị hơi chua, mùi thơm nhẹ, hơi đắng. Khi dùng để hãm nước uống, lá có tác dụng làm mát cơ thể, thúc đẩy tiết mồ hôi, từ đó hỗ trợ hạ sốt. Ngoài ra, chúng còn được dùng điều trị thống phong, các vết bỏng, sưng tấy và thấp khớp.

Vỏ cây cũng được ứng dụng làm thuốc hạ sốt. Lá tươi hoặc khô sau khi giã nhỏ có thể đắp lên vùng da tổn thương để làm dịu mụn nhọt, vết loét, vết thương hở. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra cây chành rành chứa hoạt chất giúp giảm đau, chống co thắt, chống viêm, kháng virus, cải thiện tiêu hóa, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

Ở nhiều nước châu Á và châu Đại Dương, cây chành rành còn được sử dụng với nhiều công dụng dân gian đặc biệt:

- Indonesia: Bột gỗ cây được hòa với nước uống giúp giảm đầy hơi.

- Philippines: Vỏ cây nấu nước dùng trị vết loét hoặc eczema ướt.

- Ấn Độ: Dùng làm thuốc hạ sốt, điều trị gút và thấp khớp.

- Papua New Guinea: Lá và cỏ cây sắc nước uống để chữa tiêu chảy, bệnh lỵ.

- Trung Quốc (Vân Nam): Hoa, lá và rễ cây chành rành được dùng để điều trị viêm họng, lở ngứa, ho gà, mẩn ngứa, chàm và mày đay.

Đặc biệt, trong dân gian nước ta, người ta còn dùng lá chành rành nhai trực tiếp, lấy bã đắp lên vết cá đuối đuôi nhọn đâm để giải độc.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng cây chành rành được bác sĩ, giảng viên Nguyễn Xuân Xã hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sau:

- Chữa bí tiểu, tiểu buốt: Dùng 30–60g lá tươi, sắc lấy nước, pha với mật ong để uống.

- Sưng vai mãn tính: Dùng 60–90 lá tươi chành rành, trộn với 4–5 con dế dũi, 30g đậu xị và cơm nguội, giã nát đắp lên vùng vai.

- Mụn nhọt: Lá cây giã nát, đắp trực tiếp lên mụn.

- U nhọt ở vùng âm hộ hoặc bẹn: Trộn đều lá chành rành và lá niệt gió (tươi), thêm cơm nguội và đường đỏ, giã nhuyễn rồi đắp.

- Vết bỏng do lửa: Bột cây chành rành trộn với mật ong, đắp vào vết thương.

- Nhức răng: Sắc uống 30–60g rễ cây tươi.

Toàn bộ cây – từ lá, vỏ, thân đến rễ – đều có thể được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Bên cạnh đó, gỗ của cây chành rành còn được dùng làm vật dụng hàng ngày tại một số vùng nông thôn.

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến