Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y

Thứ năm, 23/11/2023 | 08:10
Theo dõi ULTV trên

Theo quan niệm dân gian từ ngàn xưa thì các loại thuốc Y học cổ truyền đều an toàn, không có độc vì chúng đều có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn là đúng, bởi thuốc Đông y cũng có thể gây hại nếu không biết dùng đúng cách.

Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi dùng thuốc Y học cổ truyền? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây qua chia sẻ của bác sĩ, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh.

thuốc đông y

1. Không dùng thuốc quá liều

Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể như ngộ độc, suy thận,.. Do đó người bênh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh, để được tư vấn, kê đơn khi sử dụng thuốc Đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại của mình.

2. Dùng thuốc Đông y với đúng thể bệnh

Với mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu. Các loại như thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả… sẽ được dùng để điều trị cho riêng từng loại bệnh.

Sử dụng đúng thuốc, đúng đủ liều để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể, vì nếu sử dụng sai hoặc không đúng đủ liều lượng thuốc có thể dẫn đến bệnh không thuyên giảm mà còn có nguy cơ gây tử vong.

3. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có cách sử dụng riêng, do đó người bệnh cần phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của các y, bác sỹ.

4. Không dùng thuốc Đông y kéo dài

Thời gian sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những sai lầm của khá nhiều người bệnh. Có những bệnh nhân sử dụng thuốc trong 1 thời gian dài,  gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Thời gian sử dụng thuốc nên tuỳ theo tình trạng bệnh và tuân thủ theo chỉ định của y, bác sỹ.

5. Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và Tây y

Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: Thông thường chỉ sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.

Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tương tác thuốc.

Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y.

6. Phối hợp thuốc phải chính xác

Khi phối hợp các loại thuốc Y học cổ truyền, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất. Ngược lại, nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.

Do đó người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

7. Thận trọng trong quá trình bào chế (sắc thuốc)

Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt đi độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể.

Để sử dụng thuốc Đông y hiệu quả và an toàn, cần bào chế thuốc cẩn thận, tỷ mỉ.

                                                                                                                                              Theo: Tin y tế

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến