Ngải cứu – Dược liệu y học cổ truyền hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thứ năm, 20/02/2025 | 16:02
Theo dõi ULTV trên

Ngải cứu là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ khả năng kháng viêm, giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp.

ngải cứu

Các phương pháp Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ và chi phí cao, nhất là với các liệu pháp phẫu thuật. Do đó, những người mắc thoát vị đĩa đệm có xu hướng tìm đến các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên, trong đó bài thuốc đắp từ ngải cứu là lựa chọn phổ biến nhờ tính an toàn và dễ thực hiện.

Bác sĩ giảng viên Y học cổ truyền Nguyễn Xuân Xã cho biết rằng bài thuốc đắp từ ngải cứu có khả năng thẩm thấu sâu vào vùng tổn thương, thúc đẩy lưu thông máu, làm mạnh gân cốt, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, phương pháp này tiết kiệm chi phí và phù hợp với người cao tuổi hoặc những người không thích hợp với phẫu thuật.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm nồng đặc trưng, tính ấm. Các tác dụng chính của ngải cứu bao gồm:

Kháng viêm, giảm đau: Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm.

Điều hòa khí huyết: Giúp tăng cường lưu thông máu và giảm tắc nghẽn khí huyết.

Ôn kinh, tán hàn: Hỗ trợ làm ấm cơ thể và giảm triệu chứng lạnh buốt tứ chi.

Cầm máu và sát trùng: Tốt cho việc điều trị các vết thương nhỏ.

Nhờ những đặc tính trên, ngải cứu trở thành thành phần chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.

IMG_4518

Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu được PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sua:

Bài thuốc đắp ngải cứu rang muối

Nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi và muối hạt.

Cách thực hiện:

Rang nóng ngải cứu và muối hạt cho đến khi có mùi thơm.

Cho hỗn hợp vào một miếng vải mỏng, quấn lại và đắp lên vùng đau.

Đắp thuốc 2-3 lần/ngày. Nếu nguội, có thể làm nóng lại và đắp tiếp để đạt hiệu quả tối ưu.

Bài thuốc đắp ngải cứu đun giấm

Nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi và 200ml giấm gạo.

Cách thực hiện:

Giã nát ngải cứu đã rửa sạch.

Trộn ngải cứu với giấm gạo, đun nóng hỗn hợp đến khi đặc lại.

Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch và đắp lên vùng lưng đau khoảng 10 phút.

Lặp lại việc đắp thuốc mỗi ngày từ 1-2 tháng để cảm nhận sự cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc đắp từ ngải cứu chỉ có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Với những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, phương pháp này không thể điều trị dứt điểm và cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ phù hợp nhất.

Người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để tăng cường sức khỏe xương khớp và duy trì hiệu quả điều trị lâu dài.

Sử dụng bài thuốc đắp từ ngải cứu là phương pháp tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến