Nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2022-2030

Thứ sáu, 18/02/2022 | 11:02

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Mục tiêu phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và các giải pháp thực hiện.

Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và CĐSP giai đoạn 2022-2030”. Đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2022.

Kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Mục tiêu chung của hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục

Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và CĐSP ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng khung bảo đảm chất lượng ASEAN. Góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Trong giai đoạn 2022-2025: Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục đại học và CĐSP được cơ bản hoàn thành; năng lực hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và CĐSP được nâng cao.

Cụ thể, 100% các cơ sở giáo dục đại học và CĐSP hoàn thành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong với mục tiêu, chính sách, nguồn lực, nhiệm vụ, kế hoạch, các quy trình bảo đảm chất lượng và hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng được xác định rõ ràng phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu, sứ mạng và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo trong từng giai đoạn trên cơ sở các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong nước và nước ngoài; 100% cơ sở giáo dục đại học và CĐSP hoàn thành tự đánh giá, 95% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định lần thứ nhất; 70% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định lần thứ hai.

Về nhân lực thực hiện kiểm định: Cần có ít nhất 750 người được cấp thẻ kiểm định viên; 100% kiểm định viên được bồi dưỡng chuyên sâu về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục trong đó có 5% kiểm định viên có chứng nhận và tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế…

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2026-2030: Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học và CĐSP; phát triển bền vững hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và CĐSP.

Trong đó, 100% cơ sở giáo dục đại học và CĐSP phát triển hệ thống đảm chất lượng bên trong để thực thi hiệu quả mục tiêu chiến lược và văn hóa chất lượng của CSĐT; 100% cơ sở giáo dục đại học và CĐSP đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chu kỳ kiểm định phù hợp; 100% các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước tự đánh giá theo khung tiêu chuẩn đánh giá của khu vực ASEAN, trong đó 20% đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức bảo đảm chất lượng giáo dục quốc tế.

Đến năm 2030 có ít nhất 1500 người được cấp thẻ kiểm định viên; 100% công chức, viên chức, người lao động làm việc ở các vị trí trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học, CĐSP về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tham mưu xây dựng và thực thi chính sách, quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng GD, trong đó có 35% cán bộ, chuyên viên được tập huấn, đào tạo bởi chuyên gia quốc tế và khu vực.

Sinh viên đại học
Sinh viên đại học

Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu trên, chương trình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng GD đối với giáo dục đại học và CĐ sư phạm; nâng cao năng lực của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các cơ sở đào tạo; phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác xây dựng chính sách về bảo đảm và kiểm định chất lượng; nâng cao chất lượng và bảo đảm về số lượng kiểm định viên đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc gia và tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế. Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Chương trình và kiểm tra việc thực hiện.

Thực hiện Chương trình phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và CĐSP giai đoạn 2022-2030 của Thủ tướng, Trường Đại học Lương Thế Vinh luôn trú trọng công tác kiểm định cơ sở giáo dục đại học, kiểm định chương trình đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhà trường đặc biện quan tâm đội ngũ làm công tác kiểm định của phòng Đảm bảo chất lượng, cử cán bộ của phòng tham gia tập huấn các lớp về kiểm định chất lượng giáo dục đại học do đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Công tác kiểm định chất lượng giúp nhà trường nâng cao vị thế, nâng cao uy tín tuyển sinh đại học và hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai phù hợp với tuyên bố về mục tiêu, sứ mạng của nhà trường.

Top những chuyên ngành đại học có mức thu nhập siêu “khủng” sau khi ra trường

Top những chuyên ngành đại học có mức thu nhập siêu “khủng” sau khi ra trường

Việc lựa chọn ngành nghề sao cho khi ra trường có thể tìm được một công việc phù hợp với mức lương cao đang là một vấn đề nóng đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Không những vậy, những ngành này cũng rất dễ xin việc, cơ hội việc làm cũng rất tốt. Đây sẽ là bài viết tổng hợp những ngành nghề có cơ hội việc làm đa dạng với mức lương khá cao để các bạn tham khảo.
Bệnh nấm ở mèo và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh nấm ở mèo và cách chữa trị hiệu quả

Mèo bị nấm hay nấm mèo là căn bệnh cực kỳ dễ gặp trên cả mèo và người , bệnh chủ yếu do ký sinh trùng gây ra và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mèo nguy hiểm hơn nó còn có thể lây sang người.
Tuyển sinh 2024: Sớm công bố phương thức tuyển sinh, tránh thay đổi gây phức tạp cho thí sinh

Tuyển sinh 2024: Sớm công bố phương thức tuyển sinh, tránh thay đổi gây phức tạp cho thí sinh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020 - 2023 về hình thức tổ chức, mô hình; tuy nhiên sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Dự kiến phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm 11 môn

Dự kiến phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm 11 môn

Theo đó, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12, theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực, có sự phân hóa phù hợp để bảo đảm vừa để xét công nhận tốt nghiệp và kết hợp đạt nhiều mục tiêu khác nhau.
Đăng ký trực tuyến