Phương thức tuyển sinh của đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

Thứ tư, 11/05/2022 | 10:17

Năm nay, trường đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 7.990 chỉ tiêu cho 60 chương trình đào tạo, với ba phương thức tuyển sinh.

1-1599292641696-1635746993435999378266
Phương thức tuyển sinh của đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn được biết đến là cơ sở giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. Đây là một môi trường giáo dục được rất nhiều học sinh mơ ước. Mới đây theo công bố xếp hạng đại học thế giới của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh, ĐH Bách Khoa Hà Nội xếp hạng 360 thế giới về Kỹ thuật – Công nghệ, đồng thời là trường có thứ hạng cao nhất tại Việt Nam.

Với thành tích rực rỡ trên, ĐH Bách Khoa càng trở thành điểm đến sáng giá của nhiều em thí sinh. Năm 2022, trường tuyển sinh 60 chương trình đào tạo ở sáu nhóm nghành: Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, Cơ khí động lực, hàng không, kỹ thuật nhiệt; Nhóm ngành Công nghệ thông tin, khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, khoa học dữ liệu; Nhóm ngành Kỹ thuật điện, điện tử; Nhóm ngành Kỹ thuật hóa học, sinh học, thực phẩm, môi trường; Nhóm ngành Kỹ thuật vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Toán – Tin, Dệt may; Nhóm ngành Kinh tế quản lý, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ giáo dục.

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh, trường đại học Lương Thế Vinh, năm 2022 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức:

Phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy:

Năm 2022, trường đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến dành 50-60% chỉ tiêu cho xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức.

So với công bố hồi tháng 11/2021, trường đã giảm tỷ lệ phân bố chỉ tiêu bằng kết quả thi đánh giá tư duy và tăng chỉ tiêu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Sự thay đổi này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không đột ngột giảm mạnh hay bỏ phương thức tuyển sinh truyền thống.

Kỳ thi đánh giá tư duy do trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo.

bkhn-c1
Phương thức tuyển sinh của đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT 2022:

Năm nay, trường đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển 30-40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022

Ở phương thức này, nhà trường áp dụng cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp đạt từ 7 trở lên, hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên.

Phương thức xét tuyển thẳng:

Với 10 – 20% chỉ tiêu còn lại, trường dành cho hình thức xét tuyển tài năng. Theo như thông tin công bố, ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Các thành tích ở thời phổ thông có thể đăng ký xét tuyển kết hợp phỏng vấn gồm: được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ (lớp 10, 11, 12); tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được vào vòng thi tháng, quý, năm Đường lên đỉnh Olympia.

Ngoài ra, học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT cũng được đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

Điều kiện dự tuyển là phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8 trở lên. Thí sinh được chọn tối đa hai nguyện vọng tương ứng với hai chương trình đào tạo theo phương thức này.

Thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07.

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Đăng ký trực tuyến