Thách thức lớn trong tuyển sinh của các trường nghề năm 2022

Thứ năm, 14/04/2022 | 08:43

Học xong có việc làm, được nhiều doanh nghiệp săn đón, mức thu nhập ổn định, thế nhưng vẫn rất nhiều học sinh phớt lờ trước cánh cổng của các trường nghề.

dientudienlanh210821
Thách thức của tuyển sinh trường nghề

Dịch bệnh tác động lớn đến tâm lý người học

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh trường đại học Lương Thế Vinh, tính đến 31/12/2021, cả nước tuyển sinh được 1.915.548 người, đạt 85,14% kế hoạch, trong đó trình độ CĐ, TCCN là 375.108 người, đạt 65,81%. Duy chỉ có một số ngành, nghề có kết quả tuyển sinh tốt như máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, du lịch... Với số liệu được cung cấp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH trên đây đã phần nào nói lên bức tranh đầy khó khăn của các trường nghề trong công tác tuyển sinh.

Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH - nhìn nhận: Đặc thù của giáo dục nghề nghiệp là học phần thực hành chiếm phần lớn thời gian đào tạo. Năm 2021 dịch Covid-19 kéo dài suốt nhiều tháng đã khiến kế hoạch học tập của nhiều học sinh thay đổi, ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tuyển sinh của các trường.

Thế nhưng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho hoàn cảnh được, bởi gốc rễ  vấn đề là do các trường TCCN không có chi phí dành cho công tác truyền thông tuyển sinh. Trong khi công tác tuyển sinh của hầu hết các trường đại học rất mạnh và có chiến lược lâu dài, đa số bắt đầu làm từ đầu năm học trên hàng loạt phương tiện truyền thông, hoặc đến trực tiếp từng trường THPT để tuyển sinh. Còn các trường nghề chỉ dừng lại ở những biện pháp ít tốn kém như đăng trên website trường, phát tờ rơi, gửi email quảng cáo... Đó là chưa kể đến hàng loạt khó khăn khác như lương giáo viên thấp khó tạo động lực để đầu tư bài giảng, thiếu kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học, trong khi đây là khâu cực kỳ quan trọng trong công tác dạy nghề.

Thách thức không nhỏ từ những nguyên nhân cũ

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH, mục tiêu được đề ra trong năm 2022 là sẽ tuyển sinh tăng 10% so với số thực hiện năm 2021. Qua đó, cả nước sẽ có 2.249.500 người tốt nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, trình độ CĐ, TC là 501.500 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.748.000 người.

Con số trên nếu xét trên quy mô dân số trong độ tuổi lao động của nước ta không có gì là quá lớn. Nhưng theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, tổng chỉ tiêu hơn nửa triệu học sinh, sinh viên theo đuổi con đường học nghề là một thách thức không nhỏ. Hiệu trưởng trường đại học Lương thế Vinh – PGS.TS Mai Quốc Chánh, từng là trưởng khoa quản trị nhân lực trường đại học Kinh Tế Quốc Dân nhận định 3 nguyên nhân dẫn tới việc các trường nghề khó tuyển sinh được là do: Tâm lý không thích trường nghề của học sinh, các chính sách phân luồng chưa phát huy tác dụng và việc các trường đại học đang mở cửa quá mức khi số lượng chỉ tiêu tuyển sinh tăng dần đều qua từng năm.

IMG_3587
Thách thức của tuyển sinh trường nghề

Giải pháp đặt ra cho các trường nghề là vừa phải nâng cao chất lượng đào tạo vừa phải đẩy mạnh truyền thông tuyển sinh:  tuyển sinh đa dạng, đồng bộ từ việc tuyển sinh trực tiếp gắn với tuyển sinh trực tuyến thông qua các website, Facebook, đặc biệt cần làm tốt công tác phân luồng, các trường phải cương quyết có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, thì mới có khả năng thoát khỏi những thách thức trong mùa tuyển sinh 2022.

Để giúp hệ thống giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt công tác tuyển sinh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn liền với thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kỹ năng nghề.Cụ thể, các địa phương đẩy mạnh, quan tâm hướng nghiệp, phân luồng học sinh từ bậc THCS, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình tuyển sinh, đào tạo nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng việc làm của người học sau khi tốt nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả. Đặc biệt, tổng kinh phí đầu tư công trung hạn phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 là 31.420,703 tỉ đồng tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2016 – 2020 chính thức khởi động để thúc đẩy, hỗ trợ nhiều hơn cho các trường.

Từ khóa: các trường nghề
Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Đăng ký trực tuyến