Thầy thuốc chia sẻ những công dụng đặc biệt của dược liệu Liên kiều

Thứ sáu, 26/01/2024 | 09:53
Theo dõi ULTV trên

Liên kiều là một loại cây thuộc họ hoa Nhài còn được gọi với tên khác là Đại liên tử hay dị kiều… Đây là một cây thuốc y học cổ truyền quý với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

liên kiều

Liên kiều còn được gọi là hạn liên tử, thanh kiều, trúc căn và có tên khoa học là Forsythia suspensa Vahl. Liên kiều thuộc loại cây bụi có chiều cao trung bình từ 2 đến 4 mét. Cây có nhiều cành non và nhìn vào sẽ thấy 4 cạnh với nhiều đốt. Lá liên kiều mọc đối nhau hoặc thành vòng 3 lá với phần cuống khá dài khoảng 0.8 đến 2cm. Lá liên kiều có hình trứng dài khoảng 3 đến 7 cm và độ rộng từ 2 đến 4cm. Cấu trúc của lá hơi dày, phần mép có răng cưa không đều.

Quả của liên kiều khô có hình trứng dẹt và dài khoảng 1.5 đến 2 cm, rộng 0.5 đến 1 cm. Cạnh trên của quả lồi và có phần đầu nhọn. Khi quả liên kiều chín thì đầu nhọn sẽ mở ra giống như mỏ chim, phía dưới có thể có cuống hoặc không. Vỏ ngoài của quả có màu nâu nhạt, bên trong nhiều hạt và bị rơi đi trong quá trình cây duy trì sự sống. Mùa liên kiều thường rơi vào khoảng tháng 7 - 8 hàng năm.

Trong Y Học Cổ Truyền thì liên kiều có tính vị đắng; tính hàn; hơi chua; quy kinh (kinh thận, vị, kinh phế, kinh thận, kinh tâm, can bàng quang, phế, đờm, đại trường, tam tiêu). Công dụng của cây liên kiều giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, viêm, đinh nhọt, đờm hạch, cảm mạo phong nhiệt, mê sảng... hoặc thông lợi ngũ lâm và trừ nhiệt ở tâm. Ngoài ra, Liên kiều còn có những tác dụng dược lý sau:

Tác dụng kháng khuẩn: Chất Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn dung huyết, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Ho gà, Lao, Bạch hầu, Leptospira hebdomadis, Virus cúm, Rhino virus, Nấm… với mức độ khác nhau (Trung Dược Học).

Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào vì vậy, ngày xưa gọi Liên kiều là “Sang gia thần dược”(thuốc thần trị mụn nhọt), tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng hạ áp huyết, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn (Trung Dược Học).

Theo TS Tạ Thị Tĩnh hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Liên kiều, mời bạn đọc tham khảo.

Chữa xích du đơn độc: Liên kiều, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).

Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40 g Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24 g Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20 g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi làn dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).

Chữa lao hạch, loa lịch không tiêu: Liên kiều, Cù mạch, Quỷ tiễn vũ, Chích thảo. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Liên Kiều Tán – Dương Thị Gia Tàng).

Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt: Liên kiều, Phòng phong, Chích thảo, Sơn chi tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm (Liên Kiều Ẩm – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).

Chữa mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: Liên kiều, Bồ công anh, mỗi thứ 12 g, Dã Cúc hoa 12g. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị vú đau, vú có hạch: Liên kiều, Hùng thử phân, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu, đều 8g, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).

Chữa lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12 g, Mẫu lệ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Mè đen, mỗi thứ 100-150g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chữa cầu thận viêm cấp, lao thận: Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều. Liên tục 5-10 ngày. Kiêng ăn cay và mặn (Giang Tây Y Dược Tạp Chí 1961, 7:18).

Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn (Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1960, 10: 469).

Chữa tràng nhạc và viêm hạch ở nách: Liên kiều Mè đen, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Dược Liệu Việt Nam).

Chữa vú sưng: Liên kiều 16g, Bồ công anh 12 g, Kim ngân hoa 5g, Bồ kết thích 4g. Sắc với 500ml nước còn 200 ml,chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).

                                                                                                                                        Theo: Tin y tế

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến