Thầy thuốc Đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Hoa hiên

Thứ năm, 21/12/2023 | 08:22
Theo dõi ULTV trên

Hoa hiên là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Vị thuốc này có công dụng tốt cho chức năng gan, thận. Thường được sử dụng để chữa bệnh vàng da do bia rượu, tiểu tiện ra sỏi, chảy máu cam, làm thuốc giảm đau, chữa sốt,…

hoa hiên

Hoa hiên hay còn được gọi với tên khác Hoàng hoa, Huyền thảo…Hoa hiên là loại cây thuộc họ Hành – Liliaceae, có tên khoa học là Hemerocallis fulva L. Hoa hiên thường mọc hoang hay được trồng làm cảnh ở một số vùng có khí hậu ẩm mát quanh năm như Tam đảo, Sapa hay Đà lạt…Đây là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình sợi, dài 30cm-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến, hoa hiên thường ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen.

Theo Y học cổ truyền, Hoa hiên vị ngọt, tính mát. Công dụng trị vàng da do rượu, vú sưng đau, tiểu tiện ra sỏi, sạn, chảy máu cam. Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, thân thể bị vàng, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Một số tác dụng dược lý của cây Hoa hiên

Theo tìm hiểu của giảng viên Nguyễn Xuân Xã hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết theo nghiên cứu cơ chế tác dụng của Hoa hiên trên súc vật thì thấy:

Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập. – Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.

Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh áp dụng với cây Hoa hiên

Trị tắc tia sữa: Hoa hiên 12g, bồ công anh 40 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.

Trị bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20 g. Nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12 g, sắc lấy nước uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.

Trị kinh nguyệt không đều: Hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12 g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc lấy nước uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.

Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.

Trị chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20 g, nấu với 300ml nước, cô còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bên cạnh những lợi ích mà cây hoa hiên mang lại cho sức khỏe con người thì các chuyên gia Y tế cũng khuyến cáo với bạn đọc rằng tuyệt đôi không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến