Thầy thuốc đông y chia sẻ một số bài thuốc quý từ cây Chi lạc tiên

Thứ năm, 07/12/2023 | 14:32
Theo dõi ULTV trên

Chi lạc tiên là chi thực vật có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh hay hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên để phát huy hết được tối đa những lợi ích của chi lạc tiên mang đến chúng ta cần hiểu rõ về liều lượng cũng như cách sử dụng.

chi lạc tiên

Chi lạc tiên là tên gọi của một chi thực vật, chi lạc tiên có số lượng lên đến 500 loài. Trong đó, họ lạc tiên có tên khoa học là Passiflora. Các cây trong chi này chủ yếu ở dạng thân leo, một số ít là thân thảo, cây bụi. Ở Việt Nam, phổ biến cho Chi lạc tiên chính là cây Lạc tiên còn có tên gọi khác là dây chùm bao hay dây Nhãn lồng.

Theo chia sẻ của bác sĩ, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền – Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết, Lạc tiên là cây thân leo, thân mềm có đốt và lông. Dược liệu này có thể sử dụng được ở cả dạng khô và tươi. Dù sử dụng ở dạng nào thì công dụng của chúng cũng không bị biến đổi.

Chi lạc tiên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:

Công dụng nổi bật nhất chính là khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ. Chính thành phần alcaloid có trong cây giúp ức chế hoạt động của cafein làm cho thư giãn thần kinh và giảm được stress, giúp an thần. Từ đó đem lại giấc ngủ sâu và ngủ ngon.

Quả lạc tiên có vị ngọt và tính bình có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt hiệu quả.

Flavonoid có trong cây giúp thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu, ổn định huyết áp và nhịp tim.

Tác dụng nổi bật khác chính là khả năng ức chế các cơn co thắt, làm giãn cơ trơn dùng chữa trị đau tử cung.

Công dụng kháng viêm và kháng khuẩn giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, bảo vệ chức năng gan, thận,…

Bài thuốc Y học cổ truyền quý từ Chi lạc tiên

1. Điều trị suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ

Sử dụng lạc tiên như 1 loại thực phẩm bình thường: dùng lạc tiên tươi đem rửa sạch có thể ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, sau đó đem nấu canh như rau.Sắc lạc tiên lấy nước: uống: bài thuốc này được thực hiện với lạc tiên ở dạng khô, dùng 8 – 16 gam lạc tiên khô đem nấu với nước dùng để uống mỗi ngày, có thể phối hợp cùng tâm sen để nâng cao hiệu quả.

2. Điều trị tình trạng viêm da và ghẻ ngứa

Khi mới khởi phát bệnh hoặc bệnh còn nhẹ, dùng lạc tiên đun cùng khoảng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi sôi để hoạt chất được hòa ra nước. Sử dụng nước nấu này để tắm, ngâm hay thấm lên vùng da đang bị viêm và ghẻ ngứa.

3. Hỗ trợ làm mát gan, giúp thanh nhiệt cơ thể

Lấy 500 gam quả chín đem nấu cùng 1 lít nước và 250 gam đường. Uống mỗi ngày.

4. Trị đau nhức xương khớp

Dùng 500 gam lạc tiên, 300 gam hoa thiên lý, 100 gam mướp đắng. Đem tất cả đi rửa sạch, phơi khô. Sau đó sao vàng và hạ thổ trong khoảng thời gian 1 tháng. Sau một tháng, đem dược liệu tán thành bột mịn và để dùng dần. Khi sử dụng lấy khoảng 3 thìa cà phê bột dược liệu cho vào 100ml nước nóng, khuấy đều và uống.

5. Làm giảm stress, căng thẳng

Lạc tiên sau khi thu hái đem đi phơi cho khô hoặc đem sao vàng hạ thổ. Nấu lạc tiên cùng 250 gam râu ngô, thêm vào 1/4 thìa muối hạt, 500 ml nước. Nấu trong nồi đất, đun lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn đi còn một nửa thì tắt bếp. Dùng nước này uống 2 lần/ngày vào buổi trưa và buổi tối.

6. Hỗ trợ làm hạ huyết áp

Cho 0,5 kg lạc tiên, 0,1 kg mướp đắng non, 0,3 kg hoa thiên lý, đem tất cả sao vàng hạ thổ sau đó tán hỗn hợp trên thành bột mịn. Dùng 50 gam đậu xanh đem rang chín sau đó tán mịn. Trộn đều hai loại bột này với nhau. Khi sử dụng, lấy khoảng 3 thìa cà phê cho vào nước sôi, khuấy cho tan đều và uống.

                                                                                                                                           Theo: Tin Y tế

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến