Nhụy hoa nghệ tây hay Saffron được coi là “vàng đỏ” của giới thực vật nhờ vào hương vị và những công dụng “đắt giá” về sức khoẻ cũng như thẩm mỹ. Các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây cũng như một số điều nên biết khi sử dụng nó sẽ được Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản – giảng viên Y học cổ truyền chia sẻ dưới đây.
Theo những tin tức y tế mới nhất, nghệ tây được trồng nhiều ở Iran, Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, có nguồn gốc ở Tây Á và Địa Trung Hải. Saffron là gì? Đó là tên gọi của phần nhụy hoa của cây nghệ tây. Loài cây này được phân bổ chủ yếu tại vùng lục địa Á – Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Saffron có màu đỏ, sau khi sơ chế và sấy khô để bảo quản thì chuyển màu đỏ nâu. Chúng có vị hơi đắng nhẹ, được sử dụng trong chế biến thực phẩm và tạo ra màu vàng cam cho các thực phẩm tẩm ướp, mùi hương khá giống hương cỏ khô.
Nhụy vàng của hoa nghệ tây thu hoạch thủ công bằng tay vào mùa thu. Để có 1kg nhụy cần khoảng 170.000 bông hoa (68kg) và trên 40 giờ làm. Phần nhụy hoa nghệ tây được thu hái tỉ mỉ để tạo thành thứ gia vị (Saffron) quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới, được phong là hoàng đế của các loại gia vị.
Còn theo phân tích của các Dược sĩ Đại học, nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều flavonoid, vitamin và apocarotenoid nên cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều sử dụng với tác dụng trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim, an thần, trừ đờm, kích thích tình dục, tăng miễn dịch, đậu mùa, cảm lạnh, sỏi thận, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, nghiện rượu, hen suyễn và trầm cảm, chuột rút, chứng mất ngủ, tiểu đường, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và ung thư. Y học hiện đại cũng thừa nhận nhụy hoa nghệ tây là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đau và viêm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết, tác dụng của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khỏe con người phải kể đến bao gồm: Giúp cải thiện trí nhớ; chống trầm cảm; cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, công dụng của nhuỵ hoa nghệ tây giúp cải thiện chứng mất ngủ.
Bên cạnh đó, nhụy hoa nghệ tây còn một số tác dụng phụ như:
Cùng liều dùng như trên trong 16 tuần có thể gây chóng mặt, mệt mỏi.
Tăng tỷ lệ sảy thai do co bóp tử cung và chảy máu. Đặc biệt là ở tuần đầu và tuần thứ 20 của thai kỳ. Liều cao có thể gây nên tình trạng tiền sản giật.
Với liều cao có thể gây tăng tính thấm mạch máu, tăng phản ứng viêm tế bào. Có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa mắt ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo các thầy thuốc hiện nay thì để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn có thể tham khảo một số lưu ý cách dùng nhụy hoa nghệ tây saffron như sau:
Với liều dưới 15mg/ ngày được cho là ít có nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?