Cây Địa liền hay còn biết đến với cái tên như Sơn Nại, Tam Nại hay Sa khương. Tên khoa học là Kaempferia galanga L, thuộc họ Gừng. Mặc dù là cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng lại là vị thuốc hay trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp và một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Địa liền là cây thân thảo, sống lâu năm, không có thân, lá hình trứng gân tròn 2 đến 3 cái, có bẹ, mọc xòe trên mặt đất, phiến lá rộng 6 đến 7cm, dài 8 đến 10cm, cụm hoa mọc ở nách lá không có cuống, màu trắng pha tím.
Thân rẽ có nhiều rễ củ nhỏ mọc nối tiếp nhau, có dạng trứng với nhiều vân ngang.
Người ta sử dụng thân rễ Địa liền dùng làm thuốc, thân rễ thu hái vào mùa đông xuân. Sau khi thu hái về, đem rửa sạch, thái mỏng và phơi khô.
Theo Y học cổ truyền, Địa liền vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí trừ đờm, tán hàn, tiêu thực, trừ thấp. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ Địa liền theo hướng dẫn của giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà như sau:
Bài thuốc trị cảm sốt đau đầu, chuẩn bị các vị: Củ Địa liền 5g, bạch chỉ 5g, cát căn 10g đem nghiền mịn làm viên uống giúp hạ sốt, giảm đau đầu, uống 7 đến 10 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc trị đau nhức răng, dùng: 100g củ Địa liền khô và 1 lít rượu 40 độ ngâm trong 20 ngày, ngậm trong vài phút rồi nhổ ra, có tác dụng chữa đau răng.
Bài thuốc trị táo bón lâu ngày, dùng: Địa liền 1kg, thổ phục linh 1kg, rau má tươi 1kg và cam thảo 500g. Phơi khô các nguyên liệu trên rồi nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 đến 4g bột cho đến khi đi ngoài được rồi dừng.
Để chữa bệnh xương khớp, đau lưng, mỏi gối, dùng bài thuốc: 100g củ Địa liền khô, 50g huyết giác, 40g thiên niên kiện, 20g tiểu hồi, 20g trần bì, 1 lít rượu 40 độ, đem các nguyên liệu trên ngâm rượu trong khoảng 20 ngày, sau đó xoa bóp vùng đau.
Bài thuốc trị bệnh đau thần kinh tọa, đau dạ dày: Dùng 20g Địa liền, 10g quế chi tán thành bột ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1g bột trong 7 đến 10 ngày.
Nếu tiêu hóa kém, đầy bụng, chậm tiêu, đầy bụng lạnh đau, người bệnh có thể dùng một trong hai bài thuốc sau:
Bài 1: Dùng Địa liền, đinh hương, đương quy, cam thảo, mỗi vị 4g đem tán bột làm viên hoàn uống trong 7 đến 10 ngày, ngày 2 đến 3 lần.
Bài 2: Sử dụng 4 đến 6g Địa liền, sắc uống trong 7 đến 10 ngày. Ngoài ra có thể tán bột thân rễ Địa liền uống.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên Trường Đại học Lương Thế Vinh, khoa Y học cổ truyền cũng bổ sung bài thuốc điều trị của vị thuốc Địa liền. Theo đó, vị thuốc này còn được dùng trong bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho gà. Cụ thể, người bệnh cần chuẩn bị: Địa liền 300g, lá chanh 300g, trần bì 1000g, tang bạch bì tẩm mật ong 1000g, rau má tươi 1000g, tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu 12 lít nước, đun nhỏ lửa còn khoảng 4 đến 5 lít, uống mỗi ngày 15 đến 30ml. Số thuốc còn lại mang bảo quản trong tủ lạnh, sau đó đem đun sôi lại uống theo từng ngày một.
Đồng thời cần lưu ý rằng, không dùng Địa liền trong thời gian dài do có một số hoạt chất gây tác dụng phụ. Những người âm hư, hóa uất, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nóng trong, bàn tay chân ấm, mặt đỏ bừng, phụ nữ có thai, cho con bú, hay những người dạ dày nóng rát, ợ hơi, ợ chua nhiều cũng không nên dùng Địa liền.
Hi vọng những thông tin vừa rồi đã mang đến những kiến thức hữu ích đến quý khán giả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chúng chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của thầy thuốc hay bác sĩ. Hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nếu nhận thấy sức khỏe không tốt.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?