Đại học Việt Nhật, Đại học Kinh tế và Khoa Các khoa học liên ngành sử dụng nhiều phương án tuyển sinh giống nhau và mở mới một số ngành.
Đại học Việt Nhật, Đại học Kinh tế và Khoa Các khoa học liên ngành sử dụng nhiều phương án tuyển sinh giống nhau và mở mới một số ngành.
Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 trường, khoa trực thuộc. Năm thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội là Đại học Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Quản trị và Kinh doanh đã công bố phương án tuyển sinh từ đầu tháng 3. Theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học trường đại học Lương Thế Vinh, trừ 4 đơn vị: Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Y Dược, Khoa Luật và Khoa Quốc tế chưa công bố còn lại những đơn vị thành viên khác của trường như ĐH Việt Nhật, ĐH Kinh tế, Khoa Các khoa học liên ngành tiếp tục công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2022,
Năm 2022, Đại học Việt Nhật dự kiến tuyển sinh 260 chỉ tiêu cho bốn Nhật Bản học, Khoa học và kỹ thuật máy tính (đào tạo trình độ cử nhân), ngành Kỹ thuật xây dựng, Nông nghiệp thông minh và bền vững (2 ngành này đào tạo trình độ kỹ sư và đều là hai ngành tuyển sinh mới năm nay).
Phương án tuyển sinh của ĐH Việt Nhật năm nay gồm: 30% chỉ tiêu cho xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT, 30% chỉ tiêu xét hồ sơ năng lực của thí sinh kết hợp phỏng vấn, lấy 20% chỉ tiêu dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, 20% chỉ tiêu còn lại được sử dụng cho các phương thức khác gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp điểm hai môn thi tốt nghiệp THPT, dựa vào kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT, ACT hay chứng chỉ A-Level.
Điều kiện xét tuyển của ĐH Việt Nhật với hai ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính và Nhật Bản học:
Phải đạt được từ 4 trở lên với điểm môn ngoai ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật thi tốt nghiệp THPT khi xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kể cả với những thí sinh xét tuyển bằng tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa). Với thí sinh đăng ký vào trường bằng kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) phải đạt tối thiểu 80/150.
Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ Ngoại ngữ với điểm thi, thí sinh cần có JLPT từ N3 trở lên với tiếng Nhật, IELTS từ 5.5 hoặc các chứng chỉ tương đương; đồng thời có tổng điểm hai môn thi tốt nghiệp bắt buộc có Toán hoặc Văn là 12.
Với chứng chỉ A-Level, thí sinh cần có kết quả ba môn thi theo tổ hợp đăng ký đảm bảo mức 60/100 trở lên mỗi môn tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60. Mức sàn xét tuyển với SAT là 1100/1600 điểm và ACT là 22/36.
Năm 2022, theo đề án tuyển sinh ĐH Kinh tế sẽ tuyển sinh 1.800 chỉ tiêu hệ đại học chính quy và 700 hệ liên kết quốc tế.
Phương án tuyển sinh của trường cũng tương tự như phương thức công bố của trường ĐH Việt Nhật gồm các phương thức: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2022 (HSA); xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; dựa vào chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dự bị đại học, các huyện nghèo, dân tộc ít người; xét tuyển sinh viên quốc tế; xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao.
Giống như nhiều trường thanh viên khác của trường ĐH Quốc gia Hà Nội, Các khoa học liên ngành năm nay cũng sử dụng đa dạng phương án tuyển sinh và mở thêm ngành mới. Quản lý giải trí và sự kiện, Quản trị đô thị thông minh và bền vững là 2 ngành mà trường mở thêm bên cạnh hai ngành đã tuyển từ năm trước là Quản trị thương hiệu và Quản trị tài nguyên di sản.
Năm 2022, đơn vị sử dụng các phương thức tương tự Đại học Việt Nhật, chỉ không xét hồ sơ năng lực của thí sinh kết hợp phỏng vấn. Hiện, trường chưa công bố chỉ tiêu phân bố cũng như mức sàn xét tuyển đối với từng phương thức.