Cà độc dược là một trong những loài cây quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều tên gọi như hoa trắng, cà điên, cà lục dược, sùa tũa, hìa kia piếu. Từ lâu, cà độc dược đã được ứng dụng trong chữa bệnh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ do độc tính cao, đòi hỏi sự cẩn trọng khi sử dụng.
Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Cà độc dược chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng, trong đó chủ yếu là nhóm alkaloid, tập trung nhiều nhất ở lá và hạt, với hàm lượng dao động từ 0,2% đến 0,5%. Các alkaloid chính có trong cây bao gồm scopolamin, hyoscyamin và atropin. Những chất này có tác dụng dược lý rõ rệt, có khả năng giãn phế quản, làm giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và dạ dày khi cơ quan này bị co thắt. Ngoài ra, chúng còn giúp làm khô nước bọt, dịch vị và mồ hôi, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và tiêu hóa.
Theo y học cổ truyền, cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc tính cao, có thể gây tê dại hoặc kích thích thần kinh trung ương nếu dùng quá liều. Vì vậy, loài cây này còn có tên gọi là cà điên. Dược liệu này quy vào tâm và phế, có tác dụng giảm ho, chống suyễn, giảm đau, chống co giật, điều trị phong thấp đau nhức. Đặc biệt, lá cà độc dược có thể được sử dụng để ngăn ngừa cơn hen suyễn, giảm đau bao tử và chống say tàu xe, mang lại hiệu quả đáng kể khi dùng đúng liều lượng.
Với những người bị hen suyễn lâu năm, hoa hoặc lá cà độc dược khô có thể thái nhỏ, cuốn thành điếu thuốc để hút, giúp hạ cơn hen một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ, chỉ nên dùng khoảng 1-1,5g mỗi ngày. Ngoài ra, loại dược liệu này còn được sử dụng để giảm đau dây thần kinh tọa bằng cách hơ nóng lá rồi đắp lên vùng bị đau, giúp giảm viêm và co cứng cơ. Đối với những người bị phong thấp sưng chân hoặc bệnh trĩ lòi dom, lá hoặc rễ cây cà độc dược có thể được dùng để nấu nước ngâm, rửa, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng cà độc dược vẫn là một loại dược liệu chứa độc tính cao, đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của thầy thuốc. Khi sử dụng không đúng liều lượng, người dùng có thể gặp phải các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng như giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, khô môi miệng, khô cổ, mất khả năng nói chuyện và nuốt thức ăn. Nếu ngộ độc ở mức độ nặng, cà độc dược có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Việc sử dụng cà độc dược cần đặc biệt thận trọng đối với những người có thể trạng yếu hoặc mắc các bệnh nền. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, những người có tạng nhiệt cũng cần cẩn trọng khi dùng vì dược liệu này có thể làm gia tăng nhiệt lượng trong cơ thể, gây mất cân bằng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cà độc dược là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng trị bệnh quan trọng. Tuy nhiên, do đặc tính độc hại, việc sử dụng nó đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc để đảm bảo an toàn. Khi được dùng đúng cách và đúng liều lượng, cà độc dược có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, nó có thể trở thành một chất độc nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Chính vì vậy, người dùng cần hết sức thận trọng, tránh tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.