Hạt sẻn hay còn được gọi với tên thông dụng khác là Hoa tiêu, Ba tiêu hay Dã hoa tiêu…Hạt sẻn được biết đến là một cây thuốc – vị thuốc đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Hạt sẻn hay còn được gọi với tên thông dụng khác là Hoa tiêu, Ba tiêu hay Dã hoa tiêu…Hạt sẻn được biết đến là một cây thuốc – vị thuốc đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Hạt sẻn có tên khoa học là Zanthoxylum nitidum DC; thuộc họ Cam – Rutaceae. Là loại cây bụi, leo, có gai mọc hoang nhiều ở nước ta và có cả ở Trung Quốc. Cành vươn dài. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở chân, nhất là gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1 – 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.
Hạt sẻn mọc hoang khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tây. Còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây).
Đến mùa thu, quả chín, hái cả cành về, cắt lấy quả phơi khô. Khi nhấm quả thấy vị đắng, nóng và thơm. Bề ngoài vị thuốc trông rất đặc biệt: Quả tách thành 3 mảnh cứng, trong mỗi mảnh có một hạt đen bóng, cứng. Nhấm hạt có mùi thơm như chanh.
Theo Y học cổ truyền, Hạt sẻn có vị cay, đắng, tính ấm, hơi độc, có tác dụng khư phong, hoạt huyết, thông lạc, tiêu thủng, chỉ thống. Nhân dân dùng rễ Hạt sẻn để làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng nhức mỏi, đau họng, đau răng, rắn cắn.
Quả có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, quy 3 kinh phế, tỳ và thận, có tác dụng tán hàn trục thấp, ôn trung, trợ hỏa, trị giun, giúp chữa bụng đau, say nắng, thổ tả, tẩy giun, đau nhức răng, đau lưng.
Thành phần hóa học có trong cây Hạt sẻn
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, trong cây Hạt sẻn có một số thành phần hóa học như Vỏ cành và rễ của Hạt sẻn chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol. Dược liệu đông y này có nhiều tác dụng như:
Trị sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên, thuốc tê thấp: Nhân dân ta còn dùng rễ cây này với tên hoàng lực hay rễ cây Sưng hay Huỳnh lực làm thuốc chữa sốt, thuốc ra mồ hôi, thuốc sốt rét kinh niên , thuốc tê thấp. Ngày dùng 4g-8 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Trị sốt, sốt rét, thấp khớp Rễ chữa sốt, sốt rét, thấp khớp : Ngày 6g – 12 g dạng sắc, ngâm rượu.
Trị đau răng: Sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn , giã nát bôi.
Trị ho, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, nhức răng, tê bại, thấp khớp, giun đũa: Quả kích thích tiêu hoa.
Chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, thấp khớp, giun đũa: Ngày 3g – 5g dạng sắc, bột.
Một số lưu ý khi sử dụng Hạt sẻn
Hạt sẻn là vị thuốc có độc nên không được lạm dụng quá mức ngay cả khi sắc uống hay làm gia vị.
Không sử dụng mắc khén liên tục trong thời gian dài dễ gây ngộ độc
Trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh không nên dùng mắc khén
Trường hợp bị dị ứng với một trong các thành phần hóa học của dược liệu cũng không nên sử dụng.