Tìm hiểu dược liệu y học cổ truyền Khoản đông và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

Thứ ba, 17/09/2024 | 09:25
Theo dõi ULTV trên

Trong y học cổ truyền, khoản đông hoa có vị cay, tính ôn và kinh phế. Với những đặc tính này, thì khoản đông hoa giúp nhuận phế, giáng khí, chỉ khái, hoá đàm…

khoản đông  (1)

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh - giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, Khoản đông có nhiều các tên gọi khác nhau chẳng hạn như đồ hề, đông hoa nhị hoặc khoả đống... Tên khoa học của khoản đông hoa thuộc họ cúc, Flos Tsalagi, Farfarae. Khoản đông hoa thường rộ vào tháng 12 mỗi năm và được thu hoạch vào thời điểm này. Tất cả các bộ phận của cây đầu có thể sử dụng phơi khô và làm vị thuốc. Búp hoa khi được phơi khô sẽ chuyển sang màu vàng sẫm.

Khoản đông được phân bố rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều quốc gia châu khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc trồng thử Khoản đông hoa tại Sapa chưa được thành công. Vì vậy, hiện nay vị thuốc này phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.

Khoản đông cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

Bài thuốc từ Khoản đông điều trị bệnh hen suyễn: Dùng 150 gram dược liệu Khoản đông rửa sạch và phơi khô dưới bóng râm. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đóng cùng với 2 lít rượu. Đóng kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo từ 3 cho tới 5 ngày. Mỗi lần uống 5ml rượu thuốc tương đương với 6 gram dược liệu sống. Dùng 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc từ Khoản đông điều trị phế quản giãn, phế quản viêm, ho khan do âm hư, lao phổi: Dùng 120 gram dược liệu Khoản đông, 120 gram bách hợp rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Tán cả hai nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều và vo thành viên. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đóng và bảo quản tại nơi khô ráo. Uống 10 gram/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Dùng liên tục từ 7 cho tới 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Khoản đông điều trị phế quản giãn, phế quản viêm, ho khan do âm hư, lao phổi: Dùng Khoản đông 8 gram dược liệu rửa sạch với nước muối và phơi khô dưới bóng râm. Cho dược liệu khoản đông vào giấy và cuốn thành hình điếu thuốc hút. Dùng 2 cho tới 3 lần/ngày trong 7 ngày để bệnh tình được cải thiện.

Bài thuốc từ Khoản đông điều trị ho, khó thở: Dùng 8 gram Khoản đông dược liệu rửa sạch với nước muối và phơi hơi héo dưới bóng râm. Đốt dược liệu và hớp lấy khói. Làm 1 lần/ngày trong 7 ngày.

Bài thuốc từ Khoản đông điều trị ho, khó thở: Dùng dược liệu Khoản đông, tang bạch bì, bối mẫu, tỳ bà diệp, bách bộ, tử uyển, hạnh nhân, thiên môn đồn, qua lâu căn. Mang tất cả dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Thái nhỏ dược liệu và trộn đều. Khi cần dùng 6 cho tới 12 gram Khoản đông hỗn hợp cho vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Làm đun và giữ sôi trong 3 phút. Để nguội bớt vàc chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Giảng viên Y học cổ truyền - Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý, trước khi quyết định đưa dược liệu Khoản đông vào quá trình điều trị, người bệnh cần chủ động liên hệ với thầy thuốc hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để tham khảo thêm về độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc y học cổ truyền về Khoản đông.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến