Top những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam

Thứ sáu, 13/05/2022 | 15:50

Là một nước đang phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, những công trình giao thông của Việt Nam cũng ngày càng tiên tiến để đáp ứng nhu cầu thông thương, đi lại. Sau đây là top những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam.

Cầu Rồng Đà Nẵng

cau-rong-da-nang-nemtv-16

Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. Cầu dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn được thông xe tháng 3/2013, kinh phí gần 1.500 tỷ đồng. Con rồng sắt chạy dài trên cầu có thể phun lửa và nước lúc 21h thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. Những Kỹ sư Kỹ thuật Công trình giao thông trên thế giới nhận định đây là một trong những công trình giao thông đẹp, hiện đại nhất tại Việt Nam tính tới hiện tại 

Đường trên cao vành đai 3

duong-vanh-dai-35-1505127912

Đường trên cao vành đai 3 – đường trên cao đầu tiên ở Việt Nam là điểm nhấn nổi bật của ngành giao thông với điểm đầu ở Mai Dịch, điểm cuối ở phía Bắc Hồ Linh Đàm kết nối với cầu cạn Pháp Vân dài 6 km tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15 km nối với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Khánh thành tháng 10/2012, tuyến đường dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến, tốc độ thiết kế 100 km/h với 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp được đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng

Cao tốc Hà Nội – Lào Cai

cao-toc-noi-bai-lao-cai

Cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km, có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường Bắc Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội), điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai). Đây còn là một phần của đường Xuyên Á AH14. Dự án khởi công từ quý 3 năm 2008, hoàn thành dịp tháng 9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe, cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h, đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.

Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình

cao-toc-cau-gie-ninh-binh

Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam. Tuyến đường dài 56 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, tuyến có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp và dải an toàn.

Cầu Nhật Tân

cau-nhat-tan-ha-noi-4

Cầu Nhật Tân – một trong 7 cây cầu bắc qua sông Hồng ở khu vực Hà Nội – nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được khởi công tháng 3/2009, khánh thành tháng 1/2015 đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo thành tuyến cao tốc nội đô hiện đại. Mặt cầu rộng hơn 33 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km cùng hơn 5 km đường dẫn, với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Đường Võ Nguyên Giáp

1461745603_duong-vo-nguyen-giap-1

Đường Võ Nguyên Giáp có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Tuyến đường này có mặt cắt rộng 80 – 100 mét, 6 làn xe chạy, tốc độ tối đa 80 km/h. Tổng chiều dài 15 km (12 km đường và 3 km cầu Nhật Tân), tuyến đường này đã rút ngắn cự ly và thời gian từ sân bay Nội Bài về nội đô Hà Nội đồng thời giảm tải cho quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Nhà ga T2 sân bay Nội Bài

nha-ga-hanh-khach-T2-sb-noi-bai

Nhà ga T2 sân bay Nội Bài một trong 3 dự án thuộc cụm công trình được khánh thành đầu năm 2015. Nhà ga mới nằm cách nhà ga cũ T1 chưa đầy 1 km, diện tích gần 140.000 m2, tổng mức đầu tư xấp xỉ 900 triệu USD, hoàn thành sau gần 3 năm xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn hàng không hiện đại nhất của thế giới. Theo công suất thiết kế, mỗi năm công trình này phục vụ khoảng 10 triệu lượt khách tính đến năm 2020 và 15 triệu lượt khách tính đến năm 2030.

Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm)

huong-dan-duong-di-ham-thu-thiem-duong-len-noc-ham-h1

Hầm vượt sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1 (TP HCM) với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công trình được đánh giá là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á với 6 làn xe ôtô được dìm dưới lòng sông Sài Gòn.

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây

cao-toc-long-thanh-b948

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây dài 55 km nối TP HCM với Đồng Nai. Tuyến đường được đầu tư gần 21.000 tỷ đồng, vận tốc thiết kế 120km/h giúp rút ngắn lộ trình từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương

28071558-cao-toc

Cao tốc TP HCM – Trung Lương nối TP HCM với Tiền Giang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chiều dài toàn tuyến là 61,9 km, vận tốc thiết kế 120 km/h, tổng kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ

6942698109_4eed691eaf_b

Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây, mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng) – một trong những con đường hiện đại nhất TP HCM. Đường dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (quận 2) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đi qua quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Đoạn từ đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đặt là đại lộ Võ Văn Kiệt. Với chiều dài 13,4 km, đại lộ Võ Văn Kiệt gồm 10 làn đường, rộng 50-70 m. Đại lộ Mai Chí Thọ (từ xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, rộng 140 m. Ngoài việc rút ngắn chiều dài từ Đông sang Tây, đại lộ này còn có những đường nối dẫn vào cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ… giúp cho việc lưu thông qua đây dễ dàng hơn.

Đường Phạm Văn Đồng

tsn-7838-1391482464-9523-13933-8520-8975-1393642959

Đường Phạm Văn Đồng có tổng đầu tư 340 triệu USD, khởi công vào tháng 6/2008, dự kiến khánh thành toàn tuyến trước Tết nguyên đán 2015. Đây là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và kết nối với Bình Dương, Đồng Nai.

Cầu Phú Mỹ

cau-phu-my

Cầu Phú Mỹ – cầu dây văng lớn nhất TP HCM, bắc qua sông Sài Gòn, kết nối hai khu đô thị mới Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng, quận 7 với quận 2 và quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn.

Tại sao bạn nên chọn học ngành xây dựng?

Tại sao bạn nên chọn học ngành xây dựng?

Ngành xây dựng luôn là một trong những lĩnh vực cực kỳ quan trọng và đòi hỏi nhiều năng lực và tài năng. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành nghề có tương lai tốt và cung cấp cơ hội phát triển rộng rãi, học ngành xây dựng là một lựa chọn tuyệt vời
Đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới đã được hoàn thành tại Trung Quốc

Đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới đã được hoàn thành tại Trung Quốc

Trung Quốc công bố hoàn thành, đưa vào hoạt động tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương vào ngày 15.6.2022
Xét tuyển Đại học và Miễn 100% học phí năm 2023

Xét tuyển Đại học và Miễn 100% học phí năm 2023

Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí năm 2023 và xét tuyển Đại học hệ chính quy năm 2023 bằng 2 phương thức: Xét học bạ THPT năm lớp 12 hoặc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Ưu điểm khi học Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Đại học Lương Thế Vinh

Ưu điểm khi học Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Đại học Lương Thế Vinh

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một trong những ngành nổi bật tại Trường Đại học Lương Thế Vinh và được xem là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nhiều năm qua.
Đăng ký trực tuyến