Trung Quốc công bố hoàn thành, đưa vào hoạt động tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương vào ngày 15.6.2022
Trung Quốc công bố hoàn thành, đưa vào hoạt động tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương vào ngày 15.6.2022
Trung Quốc đã hoàn thành tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên thế giới với chiều dài 2.712km quanh sa mạc Taklimakan rộng lớn, đoạn Hòa Điền-Nhược Khương ở Tân Cương. Đặc biệt, sự kiện ngày 15.6 vừa qua đã mở cửa, cho hoạt động thử nghiệm một đoạn mới dài 825km ở Khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc
Theo thông tin từ Hoàn cầu Thời báo, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết, chỉ với hành trình 11 tiếng rưỡi với tốc độ thiết kế 120km/h, qua 22 ga tuyến đường sắt Hòa Điền - Nhược Khương sẽ nối liền với địa khu Hòa Điền ở tây nam Tân Cương với huyện Nhược Khương ở phía đông nam. Tuyến đường sắt này có thể được điện khí hóa trong tương lai.
Sa mạc Taklimakan là sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai thế giới, chỉ nhỏ hơn một chút so với sa mạc ở Đức, nó có diện tích 337.600km2.
Kể từ tháng 12.2018, khi bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt Hòa Điền - Nhược Khương dài 534km các kỹ sư xây dựng công trình giao thông Trung Quốc đã phải đối mặt với các yêu tố sa mạc khắc nghiệt, đặc biệt là mối đe dọa từ gió và cát. Để xây dựng được 5 cây cầu với tổng chiều dài 49,7km đảm bảo cho các đoàn tàu chạy ổn định được phía trên, trong khi cát và gió di chuyển mạnh phía dưới, các công nhân xây dựng đã phải trồng 50 triệu mét vuông lưới cỏ và 13 triệu cây ưa cát như cây hắc mai biển để bảo vệ đường sắt.
Tính đến cuối năm 2021, tổng chiều dài của đường sắt Trung Quốc trên khắp cả nước đã vượt 150.000km, bao gồm hơn 40.000km đường sắt cao tốc. Khi tuyến đường sắt Hòa Điền – Nhược Khương được đưa vào hoạt động, cùng với 3 tuyến đường sắt hiện có cắt ngang sa mạc sẽ biến tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới quanh sa mạc thành hiện thực.
Đại diện Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho hay, tuyến đường mới này sẽ thúc đẩy hơn nữa kết nối đường sắt ở các khu vực biên giới phía Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và hàng hóa lưu thông, phát triển các khu vực dọc theo tuyến đường, nhờ đó tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng và thúc đẩy tái sinh khu vực nông thôn.
Với việc tuyến đường sắt Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan (CKU) đang có dấu hiệu khởi động tích cực sau nhiều năm trì hoãn, tuyến đường sắt nối tất cả các khu vực phía nam Tân Cương sẽ giúp lưu thông hàng hóa cả trong nước và quốc tế. Thành phố Kashi có thể trở thành điểm kết nối lưu thông quốc tế và nội địa. Tuyến đường sắt CKU có khả năng sẽ là tuyến đường ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Châu Âu và Trung Đông, cắt giảm hành trình tới 900km và tiết kiệm từ 7-8 ngày di chuyển.
Công trình đường sắt xuyên sa mạc cho thấy khả năng phi thường của con người cũng như sự phát triển không ngừng của ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Ở Việt Nam ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông cũng được đầu tư, nhận được sự quan tâm lớn. Hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục đại học đào tạo uy tín trong lĩnh vực này cụ thể như trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, Đại Học Lương Thế Vinh…
Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông năm 2022 đối với thí sinh có điểm xét tuyển theo tổ hợp môn từ 16 điểm trở lên và miễn toàn bộ tiền ở KTX toàn khoá cho sinh viên.
Tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông = 02 phương thức xét tuyển học bạ THPT hoặc Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Bạn có thể đăng xét tuyển online ngay từ bây giờ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ nhà trường: https://ultv.edu.vn/dang-ky/