Giáo dục đại học cần có sự phân tầng đối với các Trường Đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm phân cấp quản lý Nhà nước và tạo điều kiện cho người dân ở các địa phương đều có cơ hội được học Đại học và được học tập suốt đời.
Giáo dục đại học cần có sự phân tầng đối với các Trường Đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm phân cấp quản lý Nhà nước và tạo điều kiện cho người dân ở các địa phương đều có cơ hội được học Đại học và được học tập suốt đời.
Khoản 5 Điều 105 của Luật Giáo dục 2019:
“… 5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;
b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;
c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương…”
Hiện nay, một số các Trường đại học công lập ở nhiều địa phương khác vẫn còn ỷ vào hỗ trợ của Nhà nước mà không thấy trách nhiệm phải tự đứng trên đôi chân của Nhà trường nên đã gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh thu hút người học dẫn tới tình trạng hệ thống các cơ sở giáo dục đại học địa phương sau khi trải qua thời kỳ “nở rộ” hiện đang có nguy cơ bị “xóa sổ”: hoặc bị “nghề hóa”.
Một số Trường đại học công lập ở các địa phương đã xuất hiện xu hướng muốn sáp nhập vào các Đại học trọng điểm Quốc gia để trở thành trường thành viên hoặc phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học đó, với hy vọng sau khi sáp nhập sẽ giúp nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học và có thêm nguồn kinh phí ngân sách cho hoạt động đào tạo.
Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi trọng hệ thống giáo dục địa phương nói chung và hệ thống giáo dục đại học tư thục nói riêng và xem giáo dục địa phương công lập hay tư thục là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục Quốc gia. Trường đại học Lương Thế Vinh là trường đại học của địa phương, được thành lập để phục vụ cho nhu cầu đào tạo nhân lực cho cộng đồng địa phương tỉnh Nam Định, do đó được Chính quyền tỉnh Nam Định tạo mọi điều kiện tốt nhất để Nhà trường hoạt động theo Luật Giáo dục hiện hành.
Trường đại học Lương Thế Vinh có một số giải pháp để phát triển như sau:
- Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất hiện có, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Cơ bản giữ nguyên các ngành nghề đang có hiện nay và tiến hành mở thêm một số ngành nghề mới mà nhu cầu xã hội tại địa phương rất lớn như ngành Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ đa khoa, Phục hồi Chức Năng, Tiếng Trung Quốc…
- Để bảo đảm nguyên tắc công bằng, các cơ sở giáo dục đại học địa phương không phân biệt Trường công hay Trường tư thục cần được chính quyền (trung ương và địa phương) ưu tiên đầu tư ngân sách cho đầu tư phát triển.
- Trường đại học Lương Thế Vinh sẽ được tổ chức theo theo mô hình Trường đa ngành, đa hệ, như kiểu đại học cộng đồng rất phổ biến hiện nay trên thế giới, để có được tối đa tính năng động tối đa.
- Trường đại học Lương Thế Vinh tổ chức theo cơ chế tự chủ: Chủ tịch Hội đồng trường khẳng định trách nhiệm của cộng đồng đối với Hội đồng trường.
- Trong trường hợp gặp khó khăn về ngân sách đầu tư, lãnh đạo Nhà trường có thể cân nhắc giảm quy mô đào tạo một số ngành học của trường, cũng có thể vận dụng các giải pháp về xã hội hóa giáo dục để tìm kiếm thêm các nguồn lực mới cho phát triển nhà trường.
- Hình thành các cụm trường liên kết để hỗ trợ lẫn nhau và thực hiện chuyển đổi số để thiết lập hệ thống giáo dục mở, liên thông cho mạng lưới cơ sở đào tạo tại địa phương nhằm khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống có trên địa bàn. Các cụm trường liên kết này, có thể gồm các trường đại học địa phương và các Trường cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định.