Trong y học cổ truyền, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn…
Trong y học cổ truyền, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn…
Sài hồ là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng thử nghiệm ở một số nơi, nhưng chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mô tả cây
• Sài hồ có thân cao khoảng 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân nhánh.
• Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13cm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống.
• Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 3-8 tán đơn không bằng nhau, lá bắc hình mác.
• Hoa nhỏ màu vàng.
• Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rõ, có 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.
Thành phần hóa học: Sài hồ chứa các hợp chất thuốc nhiều nhóm thành phần hóa học, có chừng 0,5% chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp này phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ.
Thành phần tinh dầu sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân. Lá có nhiều flavoid: kaempferitrin ( kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid.
Tính vị: Trong Y học cổ truyền sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát.
Công dụng: Sài hồ được dùng chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều.
Trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan mạn tính, hội chứng hư thận và bệnh tự nhiên miễn dịch. Trong y học dân gian của một số nước, sài hồ chữa điếc, chóng mặt, đái tháo đường, vết thương và nôn mửa.
Hoạt tính hạ sốt và giảm đau: Một số nghiên cứu invivo đã xác nhận hoạt tính hạ sốt của rễ sài hồ trong điều trị sốt gây thực nghiệm ở động vật. Cho thỏ đã được gây sốt thực nghiệm uống sài hồ (5g/kg) dạng nước sắc, thân nhiệt thỏ giảm xuống mức bình thường trong 1.5 giờ. Tiêm dưới da cao cồn – nước rễ sài hồ làm hạ sốt ở thỏ được tiêm.
Hoạt tính an thần: Những nghiên cứu in vivo cũng đã xác nhận tác dụng an thần của rễ sài hồ . Cả phân đoạn saikosaponin thô và saikogennin A đều có tác dụng rất rõ rệt. Nghiên cứu invivo dùng làm thí nghiệm chuột leo que chứng minh an thần của saikosaponin ( 200-800mg/kg) ở chuột nhắt trắng giống như meproamat(100mg/kg). Cho uống saikosid hoặc sailosaponin A rừ sài hồ bắc cũng kéo dài giấc ngủ gây bởi cyclobarbital natri. Tiêm phúc mạc saikogennin A ức chế sự leo que của chuột nhắt trắng và đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein.
Hoạt tính bảo vệ gan: Saponin thô từ sài hồ cho chuột cống trắng uống(500mg/kg.ngày x3 ngày), làm bình thường hóa chức năng gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây nhiễm độc gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây ra
Bài thuốc 1: Chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt. Nguyên liệu: sài hồ: 12g, bán hạ: 8g, nhân sâm: 4g, hoàng cầm: 2,5g, sinh khương: 3 lát, cam thảo: 3g, đại táo: 2 quả. Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Chữa suy nhược cơ thể. Nguyên liệu: sài hồ: 10g, đảng sâm: 16g, hoài sơn: 12g, bạch truật: 12g, đại táo: 12g, phục linh: 12g, địa hoàng: 12g, bạch thược: 12g, đương quy: 12g, thàn khúc: 12g, bạch chỉ: 12g, mạch môn: 12g, phòng phong: 10g, biển đậu: 8g, cát cánh: 8g, cam thảo: 6g, can khương: 4g, quế chi: 4. Cách dùng: Tán tất cả các vị thuốc trên thành bột mịn.Mỗi ngày uống 30g, chia làm 2 lần.
Bài thuốc 3: Chữa tăng huyết áp. Nguyên liệu: sài hồ: 8g, xa tiền: 16g, sinh địa: 14g, hoàng cầm: 12g, chi tử: 12g, trạch tả: 12g, long đởm thảo: 12g, đương quy: 12g, mộc thông: 12g, cam thảo: 6g. Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 4: Chữa suy nhược thần kinh. Nguyên liệu: sài hồ: 12-16g, chỉ tử: 8-12g, mạn kinh: 8-12g, cúc hoa: 8-12g, táo nhân: 8-12g, bá tử nhân: 8-12g. Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 5: Chữa viêm gan virut mạn tính. Nguyên liệu: sài hồ: 12g, bạch truật: 12g, đảng sâm: 12g, bạch thược: 12g, phục linh: 12g, bán hạ chế: 8g, cam thảo: 6g, trần bì: 6g. Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, theo chia sẻ của giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh sài hồ còn được dùng trong nhiều bài thuốc khác để chữa các bệnh như:
• Chữa ho, đờm
• Chữa viêm họng, viêm amidan
• Chữa đau dạ dày, tá tràng
• Chữa tiểu tiện khó khăn
• Chữa mề đay, mẩn ngứa
• Chữa mụn nhọt, lở loét
Trước khi sử dụng sài hồ để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ