Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings vào sáng nay ngày 28/4, Việt Nam tiếp tục tăng điểm trong bảng xếp hạng.
Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings vào sáng nay ngày 28/4, Việt Nam tiếp tục tăng điểm trong bảng xếp hạng.
Hiện nay có 3 tổ chức xếp hạng đại học uy tín nhất trên toàn thế giới đó là: tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh, tổ chức Academic Ranking of World Universities - ARWU (Trung Quốc) và Times Higher Education - THE (Anh). Trong đó, bảng xếp hạng Times Higher Education đã đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.
Sau khi đạt những thành tích cao trong bảng xếp hạng QS được công bố ngày 6/4, Việt Nam vinh dự góp mặt 5 đại diện ở lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ như: ĐH Bách Khoa Hà Nội vị trí 360 thế giới, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh xếp hạnh thứ 362, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng thứ 386, Đại học Duy Tân đứng ở vị trí 401 và đại học Tôn Đức Thắng lọt top thứ 450.
Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, Kỳ xếp hạng năm 2022, trong số 1406 cơ sở giáo dục đại học đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 228 cơ sở giáo dục so với năm 2021 xếp hạng trong THE Impact Rankings.
Trong bảng xếp hạng THE đại học, Việt Nam lại tiếp tục tăng điểm trên bảng xếp hạng thế giới. Cụ thể, ĐHQGHN có thứ hạng 601-800 thế giới, cùng với các cơ sở giáo dục khác của Việt Nam như Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Phenikaa và 3 cơ sở giáo dục mới tham gia xếp hạng trong năm nay: Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH FPT và Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Cả 7 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều được xếp hạng cao ở SDG số 8 - Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, trong đó ĐH Bách khoa Hà Nội có thứ hạng cao nhất với 70.3 điểm. ĐHQGHN là đại diện duy nhất có thứ hạng cao ở SDG 4 - Giáo dục có chất lượng, với 63.1 điểm. Trong khi đó SDG 11 - Thành phố và cộng đồng bền vững là 1 trong 3 chỉ số nổi bật của Trường ĐH PFT và Trường ĐH Tôn Đức Thắng; SDG 16 – Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh là thế mạnh của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân. Có thể nói các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã hướng nhiều hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững và phục vụ cộng đồng khi năm 2022 có thêm 3 trường được xếp hạng.
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 51 cơ sở giáo dục đại học nằm trong Bảng xếp hạng này tăng 26 trường so với năm 2021 và ĐH Chulalongkorn có thứ hạng cao nhất với vị trí 16 trong bảng xếp hạng. Malaysia tăng 4 cơ sở so với năm 2021, đạt 23 cơ sở trong đó Universiti Sains đã có kết quả nổi bật với vị trí thứ 4. Indonesia tăng 10 cơ sở so với 2021 có 28 cơ sở, Philippines tăng 10 cơ sở so với năm 2021 có 15 cơ sở và Campuchia có 1 cơ sở tham gia xếp hạng có mặt trong Bảng xếp hạng này.
PGS. TS Mai Quốc Chánh – hiệu trưởng trường đại học Lương Thế Vinh tự hào giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua luôn nỗ lực không ngừng để sánh vai với các cường quốc năm châu. Hiện nay với sự đầu tư lớn của chính phủ, giáo dục Việt Nam nói chung, và giáo dục đại học nói riêng đã từng bước “đặt chân lên bản đồ khu vực và thế giới”, khẳng định sức mạnh dân tộc cũng như con người Việt Nam. Tạo thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Thầy cũng tin tưởng sự thành công của các trường đại học trên sẽ là tiền đề, tạo động lực cho các trường khác cố gắng trong đó có trường ĐH Lương Thế Vinh - TP Nam Định.