“Xu thế” học bằng ngoại ngữ ở trường ĐH Bách khoa

Thứ sáu, 11/03/2022 | 10:00
Theo dõi ULTV trên

Năm 2006, trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đưa tiếng Anh và tiếng Nhật vào giảng dạy chính thức. Đến nay, việc học bằng ngoại ngữ không còn là trở ngại với SV.

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Tiên phong đưa tiếng Anh vào giảng dạy

Với ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đề cương và môn học được chuyển giao từ ĐH Illinois danh tiếng của Mỹ. Trường ĐH Bách khoa áp dụng tiếng Anh vào trong giảng dạy và học tập sớm nhất là đối với chương trình Tiên tiến (từ năm 2006).

Tham gia giảng dạy là các giảng viên giỏi ĐH Bách khoa đã qua tu nghiệp tại nước ngoài. Hàng năm có các giáo sư từ đại học Illinois sang giảng dạy một số học phần.

Ra đời cùng năm với chương trình Tiên tiến còn có chương trình Chuyển tiếp quốc tế hợp tác với các Đại học danh tiếng của Úc và New Zealand như Đại học Queensland, Đại học Adelaide, Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Otago...

Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trong giai đoạn đầu tại Trường ĐH Bách khoa lẫn khi chuyển tiếp du học sang Đại học đối tác nước ngoài.

Kế thừa mô hình thành công của chương trình Tiên tiến, từ năm 2014 tới nay Trường ĐH Bách khoa triển khai chương trình chất lượng cao cho 20 ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của thí sinh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên ĐH Bách khoa trên thị trường lao động quốc tế.

Là một trong những người đồng hành cùng chương trình Chất lượng cao ngay từ những ngày đầu vận hành, GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam - trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học - nhấn mạnh ba lợi ích chính mà chương trình đem lại cho người học: giỏi tiếng Anh chuyên môn, được giảng viên sâu sát hơn nhờ lớp học sĩ số ít, được rèn luyện kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội thiết thực cho công việc sau này.

Nói về chương trình Chất lượng cao, Phạm Lê Song Ngân, tốt nghiệp đầu ngành Kỹ thuật Máy tính khóa 2016, "nhớ nhất là học kỳ Pre-University giúp em trau dồi kỹ năng mềm thông qua rất nhiều hoạt động sinh viên".

Nhờ học chuyên môn bằng tiếng Anh và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học nên Ngân không khó để có được vị trí kỹ sư DFT (Design For Testability) chính thức tại Marvell Technology (Mỹ) ngay sau khi tốt nghiệp.

Tiến sâu hơn cùng thế giới với tiếng Nhật
Tiến sâu hơn cùng thế giới với tiếng Nhật

Tiến sâu hơn cùng thế giới với tiếng Nhật

Nhận định về nhu cầu nhân lực trình độ cao của Nhật Bản do tình trạng già hóa dân số, từ năm 2007, Trường ĐH Bách khoa đã tuyển sinh khóa đầu tiên cho chương trình Tăng cường Tiếng Nhật ngành Kỹ thuật Điện - điện tử. Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư Việt Nam vừa hồng, vừa chuyên, thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh với kỹ sư bản địa ở nước sở tại.

Chương trình đào tạo theo mô hình kết hợp trong nước và nước ngoài với 2,5 năm đầu tại Trường ĐH Bách khoa, học chuyên môn bằng tiếng Việt, tối học tiếng Nhật; 2 năm cuối chuyển tiếp sang Đại học Công nghệ Nagaoka, học hoàn toàn bằng tiếng Nhật.

Riêng đối với thị trường doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, từ năm 2020 đến nay Trường ĐH Bách khoa phát triển thêm chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật cho hai ngành Khoa học Máy tính và Cơ Kỹ thuật. Đây là hai ngành được nhiều công ty Nhật tại Việt Nam săn đón tuyển dụng vì không nhiều sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này biết tiếng Nhật, nhất là tiếng Nhật kỹ thuật.

PGS.TS. Bùi Hoài Thắng - trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa – cho biết: "Chúng tôi đã lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai để giảng dạy sau tiếng Việt với yêu cầu không phải thấp - IELTS chính thức đạt 6.0 đối với chương trình Chất lượng cao và IELTS chuyển tiếp đạt 6.5 đối với chương trình Chuyển tiếp Quốc tế. Với tiếng Nhật chúng tôi muốn tiến sâu hơn cùng với thế giới. Giờ đây, đào tạo kỹ thuật bằng tiếng Nhật là trọng tâm kế tiếp của nhà trường”.

Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, Hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh thì việc dần đưa ngoại ngữ vào giảng dạy ở bậc ĐH là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, các kỹ sư, cử nhân trong thời kỳ hội nhập phải vừa giỏi về chuyên môn vừa phải thông thạo ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu nhân lực không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu.

Từ khóa: ĐH Bách khoa
Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý.
Tuyển sinh đại học 2025: Các kỳ thi riêng mang đến cơ hội mới cho thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Các kỳ thi riêng mang đến cơ hội mới cho thí sinh

Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, tạo thêm cơ hội cho học sinh lớp 12. Việc cập nhật thông tin về các kỳ thi này là bước chuẩn bị quan trọng để thí sinh có thể đạt kết quả tốt và tăng cơ hội trúng tuyển.
Tổng hợp danh sách 35 đơn vị tổ chức thi tiếng anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Tổng hợp danh sách 35 đơn vị tổ chức thi tiếng anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Cập nhật mới nhất về danh sách các trường đại học tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của năng lực ngoại ngữ trong giáo dục đại học Việt Nam. Đặc biệt, điều này mở ra cơ hội cho sinh viên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn quốc tế ngay tại nước nhà.
Kỳ thi riêng năm 2025: Nhiều đổi mới để mở rộng quy mô tuyển sinh

Kỳ thi riêng năm 2025: Nhiều đổi mới để mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Đăng ký trực tuyến