Y học cổ truyền chỉ điểm 5 thức uống giải nhiệt ngày nóng từ thảo dược quanh ta

Thứ năm, 09/05/2024 | 09:30
Theo dõi ULTV trên

Để giúp cơ thể cân bằng nhiệt trong mùa nóng, Y học cổ truyền có một số loại nước uống, món ăn bài thuốc, vị thuốc… giải nhiệt (thanh nhiệt), làm mát cơ thể, giúp giải tỏa cái oi nóng của mùa hè.

thức uống giải nhiệt mùa nắng nóng

Theo giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, nhiệt được tạo ra từ nhiều nguyên nhân:

  • Nhiệt từ ngoài vào gọi là ngoại nhân;
  • Nhiệt từ bên trong cơ thể mà hóa sinh gọi là nội nhân, là do những rối loạn về tình chí (yếu tố tinh thần kinh) và công năng các tạng phủ (yếu tố chuyển hóa) gây nên.

Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch, nên phải dùng các loại rau, cây, củ, quả, vị thuốc có tính chất hàn, lương để sử dụng. Đông y gọi là "chính trị" chứng nhiệt thì dùng thuốc hàn.

Tùy theo nguyên nhân tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: Nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét. Nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi.... Nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...

Để giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè, độc giả có thể tham khảo 5 thức uống giải nhiệt từ thảo dược y học cổ truyền dưới đây:

Giải nhiệt bằng nước râu ngô

Râu ngô còn có tên gọi khác là ngọc mễ tu, rất giàu vitamin. Theo Y học cổ truyền, râu ngo có tính bình, vị ngọt, quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng (giảm phù), thông lợi mật, thanh huyết nhiệt, chỉ huyết. Với những người béo phì, tăng axít uric, cholesterol trong máu cao có thể uống nước râu ngô mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

Giải nhiệt bằng rong biển

Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất giàu khoáng chất, trong đó đặc biệt là lượng canxi, iốt cao, chứa ít cholesterol, còn có chất fertile clement là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, tốt cho thai phụ và trẻ em.

Theo Y học cổ truyền, rong biển có vị mặn, ngọt nhẹ, tính mát, quy vào kinh thận, bổ được thận âm và thận khí. Nước rong biển có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cho những người gầy yếu, tiêu hóa kém, hay cảm thấy nóng lòng bàn tay bàn chân, da dẻ không mềm mại, tiêu bón, khô khát và thích uống nước.

Giải nhiệt ngày nóng bằng mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chống say nắng, giúp mắt sáng đặc biệt là chữa kiết lỵ do nóng. Trong những ngày trời nắng nóng, những người hay bị ra mồ hôi hoặc bị nổi rôm sảy, ngứa, chỉ cần nấu nước mướp đắng tắm mỗi ngày một lần có tác dụng giảm ngứa rất hiệu quả.

Giải nhiệt bằng nước rễ tranh

Trong Y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có màu trắng hoặc vàng nhạt, vị ngọt, tính hàn, vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang, có công năng thanh nhiệt (làm mát), lợi tiểu, thanh phế nhiệt (làm mát cái nóng ở vùng ngực, dùng tốt trên người có ho mà nóng ran ngực). Chính vì có tính mát, lại lợi tiểu, nên người gầy, suy kiệt nhiều tuy có nóng trong người nhưng hạn chế dùng, vì tiểu tiện dễ góp phần giảm lượng nước trong cơ thể thêm, người sẽ càng nóng nảy.

Giải nhiệt bằng bông cúc

Trong Đông Y, bông cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, quy kinh Phế, Can, Thận, có tác dụng giải cảm, hạn sốt, tiêu viêm, giải độc (làm giảm sưng viêm các mụn nhọt), làm sáng mắt. Vì vậy bông cúc đặc biệt cần thiết cho những người mắt mờ, mắt hay khô cộm, hoặc dễ bị kích ứng mắt, đỏ mắt, mắt nhắm lại thấy nóng, người bị tăng huyết áp nhức mắt, nhức thái dương, nặng nửa đầu, khó ngủ, nửa đêm hay tỉnh. Người ăn uống khó tiêu, dễ lạnh bụng, ăn dễ trúng, dễ tiêu chảy, tay chân bủn rủn, yếu sức không nên dùng.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến