Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng chữa bệnh của cỏ ngọt

Thứ ba, 07/05/2024 | 08:01

Cây cỏ ngọt là một loại cây có vị ngọt tự nhiên, ngọt gấp 300 lần so với đường mía được Đông y và Tây y điều chế thành thuốc chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt là cây thuộc dòng cúc, có tên khoa học là Stevia Rebaudiana. Dân gian thường gọi loại cây này là Cúc ngọt hoặc Cỏ đường. Đúng với tên gọi của mình, cây cỏ ngọt có vị ngọt rất cao nhưng hoàn toàn là vị ngọt tự nhiên. Đây là thực vật sống lâu năm, tuổi đời có thể kéo dài từ 6 tháng tuổi. Phần gốc phát triển lâu có xu hướng hóa gỗ, thân nhỏ chỉ cao khoảng 1m. Cành cây phân tại gốc, lá và các cành non đều được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn. Trong cây cỏ ngọt có chứa chất steviozit – một chất tạo ngọt tự nhiên, có vị thơm, ít năng lượng và rất thích hợp cho những bệnh nhân thích ăn ngọt nhưng lại bị bệnh tiểu đường. Đây chính là một cây thuốc quý mà bất kì lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng được nhưng lại không gây ra tác dụng ngoài ý muốn.

Nhìn vẻ ngoài đơn giản và có mặt ở mọi nơi tại Việt Nam nhưng công dụng của nó chẳng có cây cỏ nào có và khó có thể sánh kịp. Nó có thể chữa được nhiều căn bệnh khác nhau và có vai trò vô cùng quan trọng trong nền Y học cổ truyền Việt Nam. Cây cỏ ngọt khô sẽ có mùi hơi khó chịu, ngai ngái. Vì vậy để bảo quản dược liệu và giảm mức độ ảnh hưởng của mùi thuốc nên phun nước làm ẩm rồi cho vào túi ủ kín trong 2 – 3 ngày. Sau đó đem phơi khô sẽ khắc phục được tình trạng này mà không làm mất đi dược tính của dược liệu. 

Sau đây là những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cỏ ngọt, mời bạn đọc tham khảo:

Cây cỏ ngọt hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày chính là một căn bệnh phổ biến không phân biệt già trẻ, gái trai… Đã có rất nhiều cây thuốc và bài thuốc chữa trị bệnh dạ dày được nhiều người truyền tai nhau. Nhưng chẳng có cây thuốc nào có thể sánh được với cây cỏ ngọt.

Trong cây cỏ ngọt không chỉ chứa nhiều chất ngọt mà còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hạn chế những cơn đau về đường tiêu hóa rất hiệu quả, đặc biệt là rối loạn dạ dày.

Chữa cao huyết áp, béo phì, tiểu đường

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết: Những đối tượng thuộc bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường,…. luôn được các Bác sĩ khuyến cáo không nên được sử dụng nhiều chất ngọt. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng cây cỏ ngọt thay cho đường trong các bữa ăn hàng ngày đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không kiên được vị ngọt.

Tuy ngọt nhưng cây cỏ ngọt còn thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết và điều trị béo phì. Hơn nữa, cây cỏ ngọt có thể kết hợp được với các vị thuốc nam khác giúp điều trị bệnh tiểu đường, chữa cao huyết áp rất hiệu quả.

Giải nhiệt, lợi tiểu

Cây cỏ ngọt còn có thể chữa được những căn bệnh liên quan đến các vấn đề về lợi tiểu và thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, đặc biệt rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Bạn chỉ cần dùng cỏ ngọt kết hợp thêm với nhân trần, cam thảo và trà atiso. Còn đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp, người bị bệnh tim hoặc phụ nữ mang thai thì bạn chỉ cần dùng cỏ ngọt với nhân trần và trà atiso là đủ.

Cỏ ngọt còn có tác dụng dưỡng da

Theo Đông y, cỏ ngọt không chỉ có thể giúp da giảm tiết bã nhờn, giảm nếp nhăn và giúp da trắng sáng lên thấy rõ… Mà nó còn có thể giúp chống viêm và ngăn ngừa mụn trứng cá rất hiệu quả. Đây chính là một thảo dược chăm sóc da tự nhiên mà lại không làm hại da rất tốt.

Cỏ ngọt tốt cho răng miệng và dưỡng tóc rất tốt

Trong dân gian thường có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người“. Do đó việc chăm sóc răng miệng và tóc tai là một việc rất cần thiết đối với bất kì người nào. Và cây cỏ ngọt chính là một sự lựa chọn hoàn hảo mà các bạn không nên bỏ qua.

Theo giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ trong chuyên mục Tin y tế rằng: Trong cây cỏ ngọt có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh, bạn có thể xay nát cỏ ngọt và trộn với nước làm dung dịch súc miệng hằng ngày. Có thể giúp những người bị viêm lợi hạn chế việc chảy máu chân răng.

Còn đối với tóc, cỏ ngọt cũng chính là một giải pháp giúp cho bạn có một mái tóc mượt mà, những vấn đề về da đầu, gàu… có thể biến mất trong tích tắc mà không tốn nhiều tiền cho việc này.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Mặc dù không thể làm cho vết thương lành ngay lập tức, một số loại trái cây có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giảm thời gian phục hồi sau chấn thương và tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Cây rau dớn, hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là Centella asiatica, là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học dân gian và y học hiện đại. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về đặc điểm và công dụng của cây rau dớn:
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Cơ xương khớp là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, gồm hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi. Cùng tìm hiểu cách điều trị nội khoa bệnh lý xương khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền qua bài viết sau đây.
Y học cổ truyền chỉ điểm những bài thuốc đông y chữa bệnh từ củ Nghệ vàng

Y học cổ truyền chỉ điểm những bài thuốc đông y chữa bệnh từ củ Nghệ vàng

Nghệ vàng là một loại dược liệu quý, được dùng để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm gan, hỗ trợ điều trị ung thư, làm đẹp da,…
Đăng ký trực tuyến