Y học cổ truyền chỉ điểm công dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả từ lá Dứa

Thứ hai, 10/06/2024 | 10:16
Theo dõi ULTV trên

Lá dứa là một loại lá có rất nhiều trong đời sống chúng ta, nhưng ít người biết được công dụng trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả bởi những bài thuốc hay từ lá dứa.

lá dứa

Lá dứa, hay còn gọi là lá thơm, không chỉ được biết đến với mùi hương dễ chịu dùng trong ẩm thực mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, lá dứa được sử dụng để làm giảm đau và giảm viêm. Nước lá dứa thường được dùng để giúp hạ sốt, giải nhiệt, và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, lá dứa còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm chứng đau bụng và đầy hơi. Lá dứa cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, lá dứa còn có công dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Lá dứa đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ vào khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy lá dứa chứa nhiều hợp chất có tác dụng hạ đường huyết, giúp duy trì mức đường trong máu ổn định.

Tiểu đường là một loại bệnh gặp rất nhiều trong đời sống nó làm rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể chúng ta, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới bị thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều lần, tiểu vào ban đêm và do đó làm khát nước.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ 2 cách chữa bệnh tiểu đường từ lá dứa như sau:

Cách 1:

Lá dứa đem cuộn lại chừng một nắm tay của bệnh nhân là đủ, để nguyên, không cần phải thái nhỏ. Sau đó, rửa thật sạch, cho vào nồi hay ấm sắc thuốc đều được, tiếp theo đổ nước ngập lá dứa chừng một gang tay là đủ.

Để lửa lớn, đun thật sôi, hạ lửa nhỏ, nấu đến khi thấy nước ra màu giống như nước trà xanh là được. Lấy nước đó uống thay cho nước uống hàng ngày.

Cách 2:

Khi điều trị bệnh tiểu đường bằng lá dứa nên chọn loại lá dứa có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá dứa mua về cần rửa sạch đem phơi cho khô nhưng vẫn phải nhìn thấy màu xanh.

Mỗi lần nấu tầm 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể được. Với 2 lít nước lá dứa này nên uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút là được. Nếu 1 ngày ăn 3 bữa thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần mới bắt đầu có kết quả.

Lưu ý, khi sử dụng lá Dứa để chữa bệnh tiểu đường, bạn đọc cần lưu ý:

- Người dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng lá dứa để điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác.

- Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống hoạt động để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Lá dứa có thể là một phương pháp hỗ trợ hữu hiệu, nhưng không nên thay thế hoàn toàn các liệu pháp điều trị tiểu đường hiện tại.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến