Y học cổ truyền hướng dẫn cách rang ngải cứu với muối hột chữa bệnh hiệu quả

Thứ bảy, 11/05/2024 | 08:05
Theo dõi ULTV trên

Phương pháp điều trị bằng chườm ngải cứu và muối hột rang nóng của y học cổ truyền rất gần gũi nhưng cũng rất hiệu quả trong phòng và trị nhiều bệnh lý thường gặp.

ngải cứu rang muối chữa bệnh

Cây ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn gọi cây ngải cứu là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp. Là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, ngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải cứu sao cháy có tác dụng cầm máu.

Ngoài những tác dụng trên, ngải cứu từ lâu được coi là cây thuốc quý, lấy ngải cứu đem rang với muối giúp điều trị bệnh đau lưng và cũng là phương pháp giảm nhanh vòng eo đầy mỡ của chị em.

Đau lưng cơ năng là do quá trình vận động quá mạnh hay mang vác đồ quá nặng khiến cơ, gân xung quanh vùng xương sống bị căng, co quá mức gây ra hiện tượng đau lưng.

Bệnh có thể chữa khỏi bằng thuốc tây hay thăm khám tại bệnh viện nhưng không điều trị tận gốc được, thay vì thế hãy thử dùng phương pháp điều trị y học cổ truyền sau:

Cách rang ngải cứu cùng với muối hột: Lấy ngải cứu cùng với muối hột rang trên lửa cho nóng, rồi bọc hỗn hợp này vào một chiếc khăn mỏng, đắp lên lưng mỗi tối trứơc khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện một thời gian dài sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mức độ nóng của ngải cứu và muối chỉ ở mức độ vừa phải, tránh nóng quá gây bỏng rát da.

Cách rang ngải cứu với muối hột giảm mỡ bụng

Theo giảng viên Nguyễn Thị Thanh Mai hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh, mỡ bụng là nỗi ám ảnh không tên của chị em phụ nữ, mỡ bụng khiến vận động khó khăn hơn, và nhất là khiến thân hình chị em kém thẩm mỹ. Bạn loay hoay tìm đủ mọi cách để giảm mỡ bụng, từ quấn đai cho đến bôi thuốc nhưng lại không biết rằng phương pháp hữu hiệu đang nằm ngay cạnh ta. Đó là dùng ngải cứu rang với muối hột chừơm lên bụng.

Cách thực hiện: Dùng 1 kg ngải cứu rửa sạch, để khô, đem lên bếp rang cho đến khi chuyển màu sẫm. Tiếp đến, cho 1 bát muối hột vào chảo ngải cứu đang rang, rang thêm vài phút cho đến khi hỗn hợp chuyển màu vàng đen là được.

Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn dày rồi bọc lại, sau đó chườm lên bụng đều và nhẹ nhàng. Hơi nóng từ muối và ngải cứu bốc ra giúp chúng ta đánh tan mỡ bụng một cách từ từ. Phương pháp này có thể thực hiện liên tục đến bao giờ đạt kết quả như ý muốn thì thôi mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người dùng cả.

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Đăng ký trực tuyến