Cây mía, hay còn gọi là mía đường, không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất đường mía mà còn có ứng dụng trong y học cổ truyền.
Cây mía, hay còn gọi là mía đường, không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất đường mía mà còn có ứng dụng trong y học cổ truyền.
Cây mía, còn gọi là mía đường, là loại cây thân mềm thuộc họ Hòa thảo. Cây mía có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới như một cây lương thực và nguồn nguyên liệu sản xuất đường. Cây mía có thân mập, có vùng ruột chứa nước và đường. Lá của cây mía hẹp, dài và có đầu nhọn. Hoa mía nhỏ và hình dạng giống như chùm. Quả mía chứa hạt mía, được sử dụng để trồng cây mới. Mía được biết đến với sự giàu dinh dưỡng và khả năng cung cấp năng lượng, cũng như trong y học cổ truyền với các ứng dụng như làm mát cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết, tác dụng làm thuốc trị bệnh của cây mía không phải hiện nay mới có mà chúng đã được ghi chép trong các sách thuốc cổ cách đây gần 2000 năm.
Vị thuốc này có vị ngọt, không độc, tính lạnh, lợi về kinh Túc dương minh Vị và Thủ thái âm Phế. Mía có tác dụng thanh nhiệt, giáng khí, nhuận táo sinh tân.
Trong quá trình sử dụng, cây mía thường dùng để điều trị các chứng chứng nhiệt làm tổn thương tân dịch như ẩu thổ (nôn mửa), phế táo khái thấu (phổi háo, ho), tiêu hóa không thuận, tâm phiền miệng khát, phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại), đại tiện táo kết, tiểu tiện bất lợi,…
Các thành viên thuộc CLB Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh sưu tầm một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Mía như sau, mời bạn đọc tham khảo:
Bài 1: Nước mía 200ml, nước cốt gừng 10ml, chia uống trong ngày. Bài thuốc được sử dụng nhiều trong trường hợp có thai buồn nôn.
Bài 2: Nước mía 250ml, nước sinh địa tươi 50ml, nước ngó sen 250ml. Trộn đều các loại nước với nhau, chia uống trong ngày. Sử dụng trong trường hợp chảy máu cam trong kỳ kinh nguyệt.
Bài 3: Nước mía 200ml, gạo tẻ 100g, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo, ăn trong ngày, ăn liền trong 7-10 ngày. Sử dụng chữa ho do nhiệt, những người bị nóng trong.
Bài 4: Nước mía 100ml, hâm nóng lên uống, ngày 3 lần. Điều trị nôn khan liên tục, khô miệng.
Bài 5: Mía vỏ đỏ (bỏ vỏ và đốt) 40-60g, củ mã thầy (gọt bỏ vỏ) 40-60g, sắc lấy nước, chia uống trong ngày. Điều trị ho khi lên sởi.
Bài 6: Mầm mía 12g, ích mẫu 6g, củ gai 8g, sa nhân 2g, củ ấu 4g. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống, chia làm 2 lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng giữ an thaiBài 7: Lá mía 30g, rễ mò trắng 80g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Điều trị bệnh khí hư ở phụ nữ.
Bài 8: Chuẩn bị nước mía và nước gừng, pha theo tỷ lệ 7/1; chia ra uống dần trong ngày. Bài thuốc sửdụng trong các trường hợp sáng ăn chiều nôn, tối ăn sáng nôn, hoặc ăn vào thì nôn ngược ra ngay, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo.
Bài 9: Nước mía 50ml, mật ong 30g, trộn đều, chia uống 2 lần trong ngày, uống lúc đói bụng. Bài thuốc y học cổ truyền này sử dụng điều trị chứng vị nhiệt, kém ăn, miệng đắng, đại tiện táo.
Bài 10: Lõi trắng ở ngọn cây mía, đem giã nát, sau đó trộn với lòng trắng trứng gà, đắp vào nơi tổn thương, cuối cuyngf băng cố định lại. Tác dụng điều trị chín mé.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng mía hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác để điều trị bệnh, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.