Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây Lục bình

Thứ sáu, 01/11/2024 | 10:12
Theo dõi ULTV trên

Lục bình hay còn được gọi với cái tên khác là bèo tây, là loại cây sống nổi khá nhiều trên các bề mặt sông phân bố rải rác khắp ở nước ta. Đây là một cây thuốc quý với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

lục bình

Lục bình có tên khoa học là Eichhoriaceae crassipes solms. Lục bình là dạng cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, trông giống như chiếc lọ lục bình. 

Theo chia sẻ của PGS.TS Hoàng Ngọc Hà – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, theo nghiên cứu khoa học thế giới cho thấy trong lục bình có một số hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Trong lục bình khô còn chứa lượng chất xơ cao, giàu khoáng chất. Ngoài ra, chiết xuất thô của lục bình cho thấy các hoạt động chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, chống lại các gốc tự do gây hại.

Theo y học cổ truyền, hoa lục bình tính mát và vị nhạt, tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần.

Thân và lá lục bình vị ngọt và hơi cay, không chứa độc. Lục bình có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng, có thể phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc.

Ngoài các tác dụng này, lá, hoa, thân và quả lục bình còn được xem là vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây lục bình, mời bạn đọc tham khảo:

Trị cao huyết áp mãn tính: Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa lục bình chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn huyết áp.

Trị ho gió, ho có đờm: Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa lục bình với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hòe, hoa khế càng tốt.

Trị vết thương sưng tấy: Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau thì hái một nắm bèo tây rửa sạch giã nát, thêm ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay 2-3 lần. Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu nung mủ rồi thời gian nung mủ rút ngắn chóng vỡ hày chóng trích được hơn.

Lục bình chữa chữa cảm nắng, rôm sảy:

Nguyên liệu: Lục bình 30g; Cách làm: Rửa sạch dược liệu rồi sắc nước uống.

Giảng viên Hoàng Ngọc Hà lưu ý, khi sử dụng Lục bình trong chế biến hoặc sử dụng làm thuốc y học cổ truyền thì cần lưu ý:

Lục bình có khả năng hấp thu kim loại nặng nên thường được trồng ở khu vực cần khử trừ ô nhiễm môi trường. Do đó khi sử dụng Lục bình cần kiểm tra rõ nguồn gốc dược liệu để tránh ngộ độc.

Người có cơ địa nhạy cảm không nên sử dụng Lục bình.

Lục bình khi ăn sống có thể gây rát miệng.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến