Hoàng liên chân gà từ lâu đã được sử dụng trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý như viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, trĩ, viêm túi mật, viêm gan, sốt cao và mụn nhọt. Với những tác dụng chữa bệnh phong phú, thảo dược này được coi là một trong những vị thuốc quý hiếm của y học cổ truyền.
Tên gọi khác: Hoàng lên, Chi liên, Xuyên liên Tên khoa học: Coptis teeta Wall., thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Đặc điểm thực vật: Hoàng liên chân gà là cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 16 – 35cm với thân mọc thẳng, phân nhánh ở phần trên. Lá cây có màu xanh lục bóng, hình thoi, chia thành ba lá chét với các thùy dạng lông chim và mép có răng cưa lớn. Rễ cây màu vàng, mảnh và có hình dáng như chân gà, vì vậy mới có tên gọi Hoàng liên chân gà. Hoa của cây có màu vàng và thường mọc thành chùm ở ngọn cây. Quả cây có hình thuôn dài, màu nâu vàng khi chín. Hoàng liên chân gà thường nở hoa và kết trái từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Phân bố: Cây Hoàng liên chân gà thường mọc trên các vách đá ở vùng núi cao từ 1.500 đến 2.500m. Dược liệu này được tìm thấy nhiều ở các vùng núi Trung Quốc như Vân Nam, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Giang Tây. Ở Việt Nam, Hoàng liên chân gà chủ yếu phân bố tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang và Lào Cai.
Bộ phận dùng: Thân rễ Hoàng liên là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc.
Phương pháp chế biến dược liệu
Theo y học cổ truyền, Hoàng liên chân gà cần được chế biến đúng cách trước khi sử dụng để phát huy tối đa công dụng:
- Hoàng liên phiến: Thân rễ được rửa sạch, để ráo nước và thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.
- Hoàng liên chích rượu: Hoàng liên phiến được trộn đều với rượu và ủ khoảng 1 giờ trước khi sao vàng.
- Hoàng liên chích gừng: Trộn dịch gừng tươi vào Hoàng liên phiến, ủ cho ngấm rồi sao vàng.
- Hoàng liên chích giấm: Trộn đều giấm ăn vào Hoàng liên phiến, ủ 30 phút và sao vàng.
Tùy vào cách chế biến, Hoàng liên chân gà sẽ có tác dụng ưu tiên điều trị các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, chế rượu có tác dụng tốt với các bệnh ở thượng tiêu, còn chế giấm sẽ ưu tiên tác dụng ở trung tiêu.
Công dụng chữa bệnh của Hoàng liên chân gà
Theo chia sẻ của giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh, thầy Lê Xuân Hùng cho biết, Hoàng liên chân gà có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng và khử nhiệt độc. Dược liệu này được sử dụng để điều trị các bệnh phổ biến như:
Tiêu chảy, kiết lỵ: Nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Staphylococcus aureus và Streptococcus viridans.
Chống viêm và kháng khuẩn: Berberin có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus cúm PR8 và virus Newcastle.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dược liệu giúp tăng tiết dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Hạ huyết áp và giảm xơ vữa động mạch: Hoàng liên chân gà còn giúp giãn động mạch vành, kích thích tim hoạt động và hạ thân nhiệt an toàn.
Kháng nấm: Dịch chiết Hoàng liên pha loãng có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh ngoài da.
Ngải cứu là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ khả năng kháng viêm, giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ngưu tất là một loại cây thảo mộc thuộc họ rau dền, nổi tiếng với khả năng hỗ trợ lưu thông máu, điều kinh và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Rễ ngưu tất thường được dùng trong y học cổ truyền để cải thiện các vấn đề viêm khớp, đau lưng, viêm họng và nhiều bệnh lý khác.
Chữa huyết áp thấp bằng y học cổ truyền đang được nhiều người tin dùng vì hiệu quả cao và an toàn. Bài thuốc từ hạt sen, táo đỏ, ngũ vị tử... giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe toàn diện.
Từ xưa đến nay, lá mơ lông vẫn được xem là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng trong các món ăn nhiều đạm như: gỏi cá, thịt chó, nem thính… Đặc biệt, đây không chỉ là loại rau ăn kèm mà còn là bài thuốc hay, có sẵn trong vườn nhà với nhiều công dụng tốt, điều trị các loại bệnh khác nhau.