Ho và cảm mạo là những vấn đề khá phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái. Trong số các cây thuốc có tác dụng cải thiện chức năng của bệnh phải kể đến cây dâu tằm với công dụng tuyệt vời.
Ho và cảm mạo là những vấn đề khá phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái. Trong số các cây thuốc có tác dụng cải thiện chức năng của bệnh phải kể đến cây dâu tằm với công dụng tuyệt vời.
Thời tiết thay đổi, không khí lạnh kéo dài là những nguyên nhân dẫn tới viêm họng và cảm mạo. Trong số các cây thuốc có tác dụng cải thiện chức năng của họng trong bệnh viêm họng phải kể đến cây dâu tằm với các bộ phận làm thuốc của nó, đặc biệt là lá cây.
Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt…
Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo y học cỏ truyền, lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Hằng ngày dùng 6 – 15g dưới dạng nấu, hãm, sắc…
Sau đây là một số bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh có lá dâu, mời bạn đọc tham khảo:
Phát tán phong nhiệt:
Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Trị phong nhiệt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 5 thang.
Phòng sốt xuất huyết: lá dâu 12g, lá khế 16g, sắn dây 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống thường ngày trong thời gian có dịch.
Mát phổi, dịu ho:
Bài 1: Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.
Bài 2: tang diệp, bạch cương tằm 10g, bạc hà 5g. Sắc uống. Chữa đau họng, ho khan.
Làm mát gan, sáng mắt:
Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ các bài thuốc sau:
Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.
Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.
Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.
Món ăn thuốc có tang diệp:
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.
Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g, pha nước sôi uống thay trà. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước, gạo đem nấu cháo, cháo chín cho nước sắc vào nấu tiếp cho sôi đều, cho ăn nóng. Món này tốt cho người đau nhức mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt.
Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 – 10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.
Kiêng kỵ: Khi ban sởi đã mọc rồi không nên dùng.