Tụt lợi là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt, thậm chí làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Theo Đông y, tình trạng này không chỉ đơn thuần do các tác nhân bên ngoài mà còn liên quan đến sự suy yếu của tạng phủ trong cơ thể.
Theo giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, thầy Lê Xuân Hùng cho biết, người bị tụt lợi thường gặp các biểu hiện như:
- Đau nhức vùng lợi, đặc biệt khi ăn uống hoặc chải răng.
- Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt khi ăn thức ăn cứng hoặc khi dùng chỉ nha khoa.
- Chân răng bị lộ rõ, tạo cảm giác răng dài hơn bình thường.
- Xuất hiện mảng bám nhiều trên bề mặt răng.
- Tăng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, chua, cay.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm nha chu, làm lung lay răng và nguy cơ mất răng sớm.
Theo y học cổ truyền, tụt lợi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tấn công của vi khuẩn và mảng bám cao răng: Khi khoang miệng không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển, tạo nên các mảng bám và gây viêm lợi, dẫn đến tụt lợi.
- Thiếu khí huyết: Đông y quan niệm rằng, khi tỳ vị suy yếu, khí huyết không được lưu thông đầy đủ đến lợi, khiến mô lợi mất khả năng bám chắc vào răng.
- Nóng trong, thấp nhiệt: Chế độ ăn nhiều đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá có thể làm gia tăng nhiệt độc trong cơ thể, ảnh hưởng đến lợi và gây viêm nhiễm kéo dài.
- Lực tác động quá mạnh lên lợi: Việc chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng có thể làm tổn thương mô lợi, lâu dần gây tụt lợi.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh, sự thay đổi nội tiết có thể khiến lợi nhạy cảm hơn, dễ viêm nhiễm và bị tụt.
PGS.TS Tạ Thị Tĩnh, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh tụt lợi chân răng hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo:
1. Chữa tụt lợi bằng chanh và dầu oliu
Chanh có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, làm sạch mảng bám – nguyên nhân chính gây tụt lợi. Dầu oliu có khả năng làm dịu viêm nhiễm, tăng cường độ ẩm cho lợi, giúp mô lợi phục hồi nhanh hơn.
Cách thực hiện:
Lấy 240ml nước cốt chanh, trộn cùng 1 thìa cà phê dầu oliu.
Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trong 2 phút, sau đó nhổ bỏ.
Thực hiện đều đặn 4-5 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Chữa tụt lợi bằng nha đam
Nha đam từ lâu được biết đến với công dụng làm dịu vết thương, chống viêm, làm mát cơ thể. Với tình trạng tụt lợi, nha đam giúp giảm đau nhức, kháng viêm, đồng thời kích thích tái tạo mô lợi.
Cách thực hiện:
Cắt một nhánh nha đam tươi, lấy phần gel bên trong.
Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng lợi bị tụt.
Giữ nguyên khoảng 3-5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Áp dụng mỗi ngày để lợi nhanh hồi phục.
3. Dầu mè – phương thuốc Đông y trị tụt lợi
Dầu mè không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Dầu mè có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng, trong đó có tụt lợi.
Cách thực hiện:
Hâm nóng dầu mè ở nhiệt độ ấm vừa phải.
Ngậm dầu mè trong miệng khoảng 5-10 phút, đảo đều để dầu thấm vào các kẽ răng và lợi.
Nhổ bỏ dầu, súc miệng lại bằng nước ấm.
Thực hiện hàng ngày để giúp lợi khỏe mạnh hơn.
4. Sử dụng bột cam thảo
Cam thảo có tác dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt và làm dịu viêm nhiễm ở lợi. Dùng bột cam thảo để súc miệng giúp hạn chế vi khuẩn gây viêm lợi và tụt lợi.
Cách thực hiện:
Hòa tan 1 thìa bột cam thảo vào nước ấm.
Súc miệng mỗi ngày 2-3 lần.
Có thể kết hợp cam thảo với mật ong để tăng hiệu quả.
Tụt lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe răng miệng nói chung. Việc áp dụng các phương pháp điều trị từ Đông y kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ lợi khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng này tái phát.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?