Hoa hòe có các thành phần như chất chống oxy hóa và rất nhiều thành phần khác, đặc biệt là công dụng của hòe hoa trong điều trị bệnh rất hiệu quả đạt tính an toàn cao.
Hoa hòe có các thành phần như chất chống oxy hóa và rất nhiều thành phần khác, đặc biệt là công dụng của hòe hoa trong điều trị bệnh rất hiệu quả đạt tính an toàn cao.
Cây hoa hòe là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott – Sophora japonica L. Cây hoa hòe thường cao từ 5 – 10m, thân cành nhẵn, bề mặt hơi nứt nẻ, cành nằm ngang và có màu lục nhạt lẫn những chấm trắng. Lá mọc so le, thường gồm 11 – 17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài từ 30 – 45mm, rộng 12 – 20mm, mặt bên dưới có lông.
Hoa nhỏ, có màu trắng hoặc vàng lục nhạt, hình chuông và mọc thành chùm ở phần đầu cành. Mỗi cụm hoa thường dài 20cm, phân thành nhiều nhánh. Cánh hoa mỏng ngắn, hình tim cụt gốc với bao phấn hình bầu dục.
Bộ phận được dùng phổ biến nhất của hòe hoa là nụ hoa – Flos Sophorae Immaturus, còn được gọi là hòe mễ. Vỏ rễ, cành lá của cây cũng được sử dụng nhưng ít hơn.
Trong y học cổ truyền, nụ hoa có thể dùng để hãm trà, sắc nước uống hoặc sao cháy đen rồi tán thành bột để làm vị thuốc. Quả hoa hòe cũng được thu hái rồi sao vàng trên lửa nhỏ hoặc sao đến khi chuyển sang màu đen sẽ phun nước cho ướt rồi lại mang phơi khô.
Một số công dụng của hoa hòe trong điều trị bệnh gồm:
1. Hoa hòe chữa bệnh trĩ
Một trong những tác dụng không thể không nhắc tới của hoa hòe đó là điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, do đây là bài thuốc tự nhiên nên tác dụng hơi chậm, nếu bạn đã xác định sử dụng hoa hòe để trị bệnh trĩ thì cần kiên trì trong thời gian dài.
Trong cách chữa bệnh trĩ từ hoa hòe bạn cũng cần lưu ý chọn hoa hòe chưa nở thành hoa, như vậy dược tính sẽ cao hơn từ đó đảm bảo dược tính cao nhất của thuốc.
Chuẩn bị: Hoa hòe, kinh giới tuệ, chỉ xác, trắc bách diệp mỗi loại 15g phơi thật khô, sau đó tán thành bột và đựng trong lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi lần dùng khoảng 8g pha với nước ấm, uống từ 2 – 3 lần/ngày.
2. Hoa hòe trị chứng cao huyết áp
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc hoa hòe có tác dụng gì trong điều trị tình trạng huyết áp cao. Theo một số nghiên cứu gần đây thì ngoài tác dụng điều trị bệnh trĩ, hoa hòe còn giúp trị tình trạng huyết áp cao, choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
Cách thực hiện như sau: Hoa hòe + hạt muỗng phơi khô, sao vàng hạ thổ và tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 5g pha với nước ấm uống hàng ngày, 1 ngày dùng 3 – 4 lần.
3. Chữa rong kinh
Rong kinh là một trong những căn bệnh phụ khoa khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ, do vậy chị em không nên chủ quan. Trong các biện pháp trị rong kinh thì dùng hoa hòe được coi là bài thuốc khá thành công hiện nay.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g hoa hòe, 20g thảo sương, sao vàng, tán bột hỗn hợp này và pha với nước uống, mỗi lần dùng 10g, sử dụng liên tục trong 5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
4. Sử dụng hoa hòe chữa bằng huyết
Với câu hỏi hoa hòe có tác dụng gì thì chữa băng huyết là câu trả lời thỏa đáng. Khi chị em sinh xong, máu ở tử cung chảy xuống bất thường hoặc kinh ra nhiều, bạn hay lấy 100g hoa hòe cùng với 60g hoàng cầm tán thành bột mịn, một lần uống 15g cùng với 1 chén rượu, sử dụng liên tục tới khi tình trạng băng huyết khỏi hẳn.
5. Hoa hòe chữa mất ngủ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết thành phần của hoa hòe chứa 10 – 30% hợp chất glucose và glucoxit có chức năng nâng cao khả năng tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài.
Chuẩn bị: 40g hoa hòe
Cách chế biến: Sao hoa hòe cho tới khi tinh dầu trong hoa hòe chảy ra và nụ hoa chuyển sang màu vàng thì đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột. Hãm với nước sôi mỗi khi sử dụng.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 4g bột khô, ngày uống 2 lần, nên uống trước khi đi ngủ từ khoảng 1 tiếng là tốt nhất.