Ý nghĩa của cây Sung trong ngày Tết cổ truyền?

Thứ hai, 19/02/2024 | 15:48
Theo dõi ULTV trên

Cây Sung trong ngày Tết cổ truyền của người Việt mang ý nghĩa của sự sung túc và may mắn. Nó là biểu tượng quan trọng trong lễ hội Tết, thể hiện sự tròn đầy và phồn thịnh.

 Hôm nay hãy cùng Trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Bên cạnh việc đại diện cho may mắn, cây Sung còn được biết đến với các tính năng thuốc làm tốt cho sức khỏe. Trong mâm ngũ quả của ngày Tết, gồm cầu, dừa, đủ, xoài và sung. Trong đó chùm quả sung được coi là vật linh không thể thiếu trong mâm trái cây. chùm quả sung là một phần ,không thể thiếu, không phân biệt gia đình nào, giàu hay nghèo.

01708332592.jpeg

Hình ảnh ngày Tết cổ truyền với cây Sung

1.Nguồn gốc, ý nghĩa cây Sung

Cây sung có nguồn gốc từ lòng dân Việt, được trồng và trưng bày trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả, chùm quả sung luôn hiện diện, mang theo ý nghĩa tượng trưng về sự sung túc và tròn đầy trong đời sống.

Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn được biết đến như hoa Ưu Đàm. Theo tiền sử, hoa Ưu Đàm nở một lần trong 3000 năm, được coi là "Hoa Điềm Linh". Khi hoa Ưu Đàm nở, theo truyền thuyết, sẽ mang lại điềm lành và xuất hiện bậc Kim Luân Vương. Phật đã nói: "Gặp hoa Ưu Đàm thật khó khăn."

2.Đặc điểm của cây Sung

Tên gọi khác: Cây sung, còn được gọi là tụ quả dong hoặc ưu đàm thụ, vô hoa quả,

Tên khoa học: Ficus racemosa L - Moraceae ( họ dâu tằm)

Cây sung là thân gỗ và cao khoảng 15-30m. Vỏ của cây có màu nâu ánh xám và bề mặt nhẵn.

Các cành nhỏ màu nâu, lá hình ngọn giáo hoặc hình bầu dục, có lông nhung trên cả hai mặt lá khi non và cứng, dài khoảng 8-20cm, rộng 4-8cm.

Quả cây sung, thực ra là hoa hoặc quả giả, có vỏ màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ thẫm và rụng nhanh.

ở Việt Nam cây Sung phổ biến nhất là sung vè, sung xanh, sung nòi... Sung rừng thường có cây to cao trên 20m và có trái quanh năm. Quả của cây thường xuất hiện thành các chùm trên các cành nhỏ hoặc nằm ở khe lá trên cành non, màu cam đỏ khi chín và có hình dáng giống quả lê.

Ngoài ra, có các biến thể khác như cây sung Mỹ, cây sung phong thủy và cây sung bonsai, đều là các loại cây cảnh được tạo thành và chăm sóc để có vẻ đẹp tinh tế và sáng tạo.

11708332592.jpeg

Hình ảnh cây Sung ở Việt Nam

3.Phân bố và bộ phận dùng của Sung

- Phân bố: Cây Sung thường phát triển rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là gần các hồ, ao, sông và suối. Trên thế giới, cây Sung phổ biến ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Việt Nam. Chúng thường mọc tự nhiên ở đất ẩm ướt và thường được trồng quanh bờ ao hoặc ven sông. Tuy nhiên, chúng cũng thường mọc ở vùng núi cao và rừng sâu.

- Bộ phận sử dụng: Quả sung và lá sung thường được sử dụng trong ẩm thực, còn nhựa, lá và vỏ cây được dùng trong y học dân gian để chữa bệnh.

21708332592.jpeg

Quả sung có nhiều công dụng hay cho sức khỏe

Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, chữa ho, cầm máu, trừ lỵ và nhuận phế. Khi chín, quả sung có vị ngọt như quả chà là khi phơi khô.

Người Ấn Độ thường sử dụng quả sung ngọt để giải khát và cũng rất bổ dưỡng.

Người Trung Quốc sử dụng quả sung làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, viêm họng, bổ dạ dày và giải độc. Sung ngọt cũng được chế biến thành mứt tết, giúp bổ sung huyết.

4.Lợi ích của cây sung

1.Ngăn ngừa tăng huyết áp

Cây sung giàu kali và ít natri, là nguồn nguyên liệu tốt cho món ăn lành mạnh và giúp kiểm soát huyết áp.

2.Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ

Trái sung giàu chất xơ và prebiotic, kích thích hoạt động ruột và giúp phát triển vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Điều này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

3.Đánh bay cholesterol

Qua các nghiên cứu cho thấy Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Chất xơ này khi đi qua hệ tiêu hóa, cơ bản có khả năng giúp loại bỏ cholesterol thừa khỏi cơ thể.

4.Ngừa loãng xương

Trong trái sung có nhiều kali, mangan và canxi giúp ức chế mất canxi qua nước tiểu và cải thiện sự hấp thụ canxi..

5.Xoa dịu thần kinh

Tryptophan trong trái sung giúp làm dịu hệ thần kinh và cải thiện giấc ngủ. Sắt cũng giúp giảm mệt mỏi và đau đầu.

6.Ngừa ung thư và tiểu đường

Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh Cây sung chứa nhiều hợp chất như coumarin, pectin, beta-carotene và các vitamin cùng với khoáng chất. Những hợp chất này giúp kiểm soát cholesterol, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và ung thư tuyến tiền liệt, vú, và ruột kết.

5.Ý nghĩa của cây Sung trong ngày Tết cổ truyền

31708332592.jpeg

1.Biểu trưng cho sự sung túc, tròn đầy

Cây sung mang trong mình ý nghĩa sự sung túc và tròn đầy. Tên gọi thông thường của nó đã thể hiện rõ ý nghĩa về may mắn. Quả sung mọng nước tượng trưng cho sự no ấm, sung túc và đầy đủ, đem lại thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

2.Ý nghĩa về sự gắn kết

Việc quả sung mọc thành các chùm biểu thị sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sự thống nhất mạnh mẽ. Đặt sung vào mâm ngũ quả là lựa chọn đúng đắn, tượng trưng cho sự hòa quyện và đoàn kết của tất cả tài lộc và thịnh vượng gia đình.

3.Ý nghĩa tâm linh

Sung còn được ưa chuộng trong dịp Tết vì theo truyền thống của ông bà, cây sung có khả năng xua đuổi ám khí, loại bỏ khó khăn trong cuộc sống và mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.

4.Ý nghĩa phong thủy

41708332592.jpeg

Cây Sung bon sai

Với vẻ đẹp tự nhiên và sức sống rạng ngời, quả sung mọc đều từ thân cây, tròn và đẹp mắt, mang lại ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Do đó, cây sung luôn được săn đón vào những ngày đầu năm.

Ngày nay, cây sung trở thành lựa chọn phổ biến trong việc trồng trong bồn, chậu non bộ để làm cảnh, được ưa chuộng bởi cộng đồng yêu cây cảnh. Người ta thường nhân giống cây sung bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành. Thường thì phương pháp nhân giống bằng hạt được ưa chuộng hơn vì tạo ra cây con có sức khỏe tốt hơn.

Như vậy, hình ảnh của cây Sung trong ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn chứa đựng sự linh hoạt và ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa ngày Tết của Việt Nam, là biểu tượng chào đón một năm mới đầy hứa hẹn. Việc sở hữu một cây Sung để trưng Tết không chỉ là một cách để thể hiện sự tôn trọng truyền thống mà còn là cơ hội trải nghiệm những giá trị văn hóa sâu sắc.

Hãy cùng khám phá và trải nghiệm những ứng dụng và ý nghĩa của cây Sung trong ngày Tết này. Nếu bạn yêu thích cây cảnh, việc mua một cây sung để trang trí Tết sẽ là một ý tưởng đẹp đối với ngôi nhà của bạn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

 

 

 

 

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến