Bác sĩ y học cổ truyền bật mí những lợi ích sức khỏe của cây thuốc Rau Mương

Thứ năm, 22/02/2024 | 08:49
Theo dõi ULTV trên

Rau Mương, với những lá xanh mướt và hương thơm đặc trưng, không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn được coi là một loại cây thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Với nhiều lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng, Rau Mương đã từ lâu góp phần quan trọng vào bữa ăn hằng ngày và chăm sóc sức khỏe của nhiều người.

cây thuốc rau mương

Rau Mương thuộc họ Rau dừa nước (Onagraceae), có tên khoa học là Ludwigia prostrate. Rau mương là một loại cây thường mọc và phát triển chủ yếu ở nơi ẩm ướt, chứa nhiều nước như bờ đê, hồ nước và gò ruộng,… Thông thường, cây Rau mương này thường tìm thấy nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Huế, Quảng Trị hoặc các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,…

Rau Mương là loại thảo dược có chiều cao trung bình khoảng 25cm đến 50cm. Cây Rau Mương thường mọc thẳng đứng, có phân nhánh, trong đó thân và cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương màu xanh lục, hình dải – ngọn giáo, thuôn dài và có mũi nhọn. Hoa có màu trắng thường mọc ở nách lá và mọc thành cụm, mỗi cụm có từ 1 đến 8 bông, không có cuống. Quản nhẵn, hình trụ và hơi phồng lên ở đỉnh. Mỗi quả có chiều dài 2 đến 3 cm.

Theo TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây thuốc Rau Mương có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, mát mát tiêu sưng, hỗ trợ cầm ỉa chảy và lỵ. Bên cạnh đó, rau mương còn có công dụng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh như Ho gà, Đau khớp, Giảm chứng đau nhức cơ răng, mụn, tiểu đường, viêm ruột, viêm họng hay đau dạ dày có yếu tố H.Pylori.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của cây thuốc Rau Mương, mời bạn đọc tham khảo:

Chữa dạ dày do vi khuẩn H. Pylori: Dùng cây rau mương có hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng 1 mét đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc và uống đều mỗi ngày, giúp giải quyết triệu chứng đau và khó chịu do bệnh đau dạ dày gây nên.

Trị tiểu đường: Dùng 15g rau mương, 15g chuối hột, 15g dây mây, 10g lá vú sữa tím, 15g lục bình, 10g cam thảo nam và 20g khổ qua. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, thêm 3 chén nước và sắc cạn còn 8 phân thì tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia đều ra uống 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Trị hạ đường huyết: Dùng độc vị của cây rau mương đem phơi khô và sao sơ, Sau đó hãm lấy với nước sôi và uống như trà mỗi ngày.

Trị viêm họng, viêm amidan: Dùng một nắm lá cây rau mương đem rửa sạch và nhai nuốt chung với ít muối. Mỗi ngày nhai một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì dừng.

Chữa tiêu chảy, đầy bụng: Sử dụng lá cây rau mương đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Tiếp đó, giã nát và vắt lấy nước cốt uống.

Chữa mịn nhọt, áp xe và chín mẻ: Lấy một ít lá và thân rau mương, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 đến 10 phút. Sau đó giã nát và đắp lên nốt mụn từ 10 đến 15 phút. Đồng thời, bệnh nhân nên lấy 30g đến – 40g cây rau mương khô sắc thuốc uống.

Tuy nhiên, như mọi phương pháp điều trị từ thiên nhiên, việc sử dụng Rau Mương nên được điều chỉnh và hỗ trợ bởi sự tư vấn của chuyên gia y tế. Rau Mương, với tác dụng Y học cổ truyền đa dạng và lợi ích to lớn, là một phần không thể thiếu trong hành trang của người yêu thực phẩm sức khỏe và y học cổ truyền.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến