Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý thường hay gặp ở người trưởng thành. Việc sử dụng cây thuốc thảo dược để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu của rối loạn tiền đình được nhiều người quan tâm.
Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý thường hay gặp ở người trưởng thành. Việc sử dụng cây thuốc thảo dược để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu của rối loạn tiền đình được nhiều người quan tâm.
Hôm nay hãy cùng Trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Rối loạn tiền đình là hội chứng là hậu quả của sự rối loạn tích hợp thăng bằng tại hệ thống tiền đình và tại thần kinh trung ương, hậu quả làm cho hệ thống tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, quay cuồng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Các triêu chứng này lặp đi lặp lại và xuật hiện đột xuất khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Cây đinh lăng
Rễ và lá đinh lăng chứa các hoạt chất như alcoloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, các acid amin thiết yếu. Rễ và lá đinh lăng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, chống dị ứng, bồi bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, giảm suy nhược, chống lão hóa, an thần và kéo dài tuổi thọ. Rễ và lá của cây đinh lăng được sử dụng giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và các vấn đề về thần kinh khác và điều trị cơ thể suy nhược, thấp khớp, đau nhức xương khớp, tiêu hóa kém, ho ra máu, ho khan kéo dài, tắc tia sữa.
Cách sử dụng:
Liều dùng mỗi ngày từ 1-6g rễ, từ 30-50g thân, từ 50-100g lá. Dùng dạng thuốc sắc để uống, hoặc ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn.
Cây bạch quả
Lá cây bạch quả có chứa các thành phần hoạt tính chính là flavonoid. (quercetin, kaempferol, isorhamnetin) và terpen. Vỏ quả có chứa thành phần acid ginkgolic, bisphenol.
Cây bạch quả có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể và giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn do rối loạn tiền đình.
Cây bạch quả được sử dụng điều trị chứng suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt, ngủ gà ở người già do ảnh hưởng đến vi tuần hoàn, điều trị triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não từ nhẹ đến trung bình, hội chứng sa sút trí tuệ, thoái hóa tuần hoàn nguyên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn kết hợp với hai triệu chứng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, rối loạn tập trung.
Cách sử dụng
Chiết xuất Bạch dùng 120 - 160mg/ngày, dùng trong 4 - 12 tuần mới đạt hiệu quả điều trị tốt các chứng chóng mặt.
Rau đắng biển
Rau đắng biển có chứa các thành phần hóa học như Bacoside A và Bacoside B, Brahmin, Herpestin, β1- Oxalat, β2-Oxalat, β3-Chloroplatinate, Sterol, Acid Betulic, Stigmastarol. Rau đắng biển được sử dụng để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình. Nghiên cứu cho thấy rằng rau đắng biển có chứa bacoside A và bacoside B, những chất có khả năng bảo vệ tế bào não, tăng cường quá trình dẫn truyền xung thần kinh, tăng tổng hợp tế bào thần kinh, phục hồi hoạt động Synaptic và tăng dẫn truyền xung động, giúp giảm stress, giảm lo âu căng thẳng và cân bằng các hormone trong cơ thể, giúp kiểm soát triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và cải thiện sức khỏe.
Cách thực hiện:
Thuốc sắc: Dùng 6 - 12g toàn cây rau đắng biển tươi hoặc khô, sắc uống ngày 1 lần.
Dịch chiết xuất: Dịch chiết xuất từ rau đắng biển đạt tiêu chuẩn hóa có chứa 20 - 50% hàm lượng Bacosides, liều dùng là 150mg/lần, ngày uống 2 lần.
Cây tam thất
Rễ tam thất có chứa các thành phần như tinh dầu, saponin, flavonoid, phytosterol polysaccharid, hợp chất sterol, acid amin, canxi, sắt, axit oleanolic và muối vô cơ.
Rễ tam thất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, lưu thông khí huyết trong cơ thể, kháng viêm, chống lão hóa tế bào, hỗ trợ tăng cường sức khỏe thần kinh, tim mạch, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hỗ trợ kiểm soát thiểu năng tuần hoàn não, được sử dụng điều trị rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện: Liều dùng mỗi ngày từ 5 - 10g rễ tam thất, sắc lấy nước uống.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Văn Đức Chọn sử dụng những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị sâu, không thuốc trừ sâu, không bị dập nát, không bị héo úa.
Kiên trì sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ cây thảo dược liên tục trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày, thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước, luyện tập thể dục để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Không nên lạm dụng nước uống từ những loại cây thuốc thảo dược.
Nên chọn các thảo dược đã được chứng minh về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.
Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi dùng các thuốc thảo dược.
Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng rối loạn tiền đình, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.
Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh rối loạn tiền đình.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM