Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu An tức hương

Thứ ba, 07/01/2025 | 14:40
Theo dõi ULTV trên

An tức hương hay còn được gọi với tên gọi khác là Bồ đề hay cánh kiến trắng, đây là một loại cây nhỏ được các bác sĩ Y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hữu dụng.

an tuc huong

An tức hương hay còn được gọi là Bồ đề, Cánh kiến trắng, An tức bắc, Săng trắng, An tức hương trắng, Hu món (Tày), thuộc họ An tức hương với danh pháp khoa học là Styracaceae. An tức hương là loài cây nhỏ, cao chừng 15cm ~20cm. Búp non phủ lông mịn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6cm ~15 cm rộng 22,5 cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên màu xanh nhạt,mặt dưới màu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa. Quả An tức hương hình cầu, đường kính 10mm ~16 mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao. Thường sống ở Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình, Lai Châu, Hà Tuyên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

Về thành phần hóa học, an tức hương có acid sumaresinolic, coniferyl cinnlamate, lubanyl cinnamate, penylpropyl cinnamate 23%, vanillin 1%, cimanyl cinnamate 1%, styracin, styrene, benzaldebyde, acid benjoic, tinh dầu quế 10 - 30%, chất keo 10 - 20%

 Theo Y học cổ truyền, An tức hương vị cay đắng, tính ấm; vào các kinh phế, tâm và tỳ. Có tác dụng  khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Chữa trúng phong, đờm quyết, khí uất, ngực bụng đau, hắc loạn, đau nhức do phong, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ kinh phong. An tức hương còn dùng làm thuốc khử tà ở những nơi âm u và ám khí (tịch tà). Liều dùng: 2 - 4g. Phần lớn dùng để chế thuốc hoàn và thuốc bột.

Theo giảng viên Lê Xuân Hùng hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh, An tức hương được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Chữa phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160 g, thái ra, trộn với 80 g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông.

Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ.

Chữa tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2 g với nước sôi.

Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8 g, Phụ tử 8g. Sắc lấy nước uống.

Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Nghiền thành bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4 g với nước Gừng sao.

Chữa trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12 g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8 g với nước sắc lá Tía tô.

Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4 g, Nhũ hương 4,8g, Quỷ cửu 8 g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Hùng hoàng 4,8 g. Nghiền thành bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh thần kì từ Nhân sâm

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh thần kì từ Nhân sâm

Theo Đông y nhân sâm vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn; vào kinh tâm tỳ, phế. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, tỳ vị hư nhược, phế hư suyễn khái, tự hãn, kiện vong, huyễn vựng.
Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Uống rượu giao lưu, vui vẻ, nhưng gây nhiều tác hại cho người uống. Dân gian ta có nhiều bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả cao. Ví dụ như: cây sắn dây, cà gai leo, lá mít, trần bì, chỉ cụ, thảo đậu khấu,... Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ an toàn mà có tác dụng giải rượu rất nhanh.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu An tức hương

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu An tức hương

An tức hương hay còn được gọi với tên gọi khác là Bồ đề hay cánh kiến trắng, đây là một loại cây nhỏ được các bác sĩ Y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hữu dụng.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc La hán quả

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc La hán quả

La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến