Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ lá mơ

Thứ bảy, 18/01/2025 | 08:45
Theo dõi ULTV trên

Lá mơ là loại lá quen thuộc với chúng ta, thường được để ăn sống, tráng trứng hay nấu canh, lá mơ có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, ngoài ra lá mơ còn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng hiệu quả.

lá mơ

Lá mơ hay lá mơ lông có tên khoa học Paederia tomentosa, là cây thuộc họ cà phê, được trồng làm rau gia vị đồng thời là vị thuốc. Đây là loài thực vật dạng dây leo, dễ trồng, sống khỏe. Lá mơ lông mọc đối nhau, hình trứng, nhọn ở đầu. Trên lá được bao phủ bởi một lớp lông mịn, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới lá màu tím. Khi vò nát, lá mơ lông có mùi khá đặc trưng, có thể hơi hôi với nhiều người. Vì vậy, mơ lông còn được gọi là cây thúi địch.

Bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây mơ lông là lá. Thân và rễ được sử dụng ít hơn. Lá mơ lông được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Thân và rễ sẽ được cắt ngắn, dùng tươi hoặc mang phơi khô để bảo quản dùng dần.

Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng xen chát, tính mát, có mùi đặc trưng có thể là khó ngửi với nhiều người. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy trong loại lá này các thành phần như: Tinh dầu, protein, vitamin C, caroten và một số thành phần khác.

tinh hoa y hoc co truyen

PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ những công dụng chữa bệnh từ lá mơ như sau:

1. Lá mơ trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu:

Do tỳ vị suy yếu ăn vào thường hay sôi bụng ùng ục, khó tiêu hóa. Dùng 1 nắm rau mơ tươi, rửa sạch ăn kèm vào bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống. Dùng liền trong vài ba ngày sẽ có hiệu quả.

2. Lá mơ chữa chứng kiết lỵ:

Đi tiêu phân có máu và chất nhầy như nước mũi, đôi khi sốt nhẹ. Dùng một nắm rau mơ tươi, thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà, bọc lá chuối nướng cho chín đều, có thể dùng chảo khô (không dùng dầu, mỡ) đảo chín ăn. Ăn ngày 3 lần, liền trong vài ba ngày sẽ khỏi.

3. Chữa chứng lỵ mới phát do đại tràng bị tích nhiệt.

rau mơ tươi, lá phèn đen mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, đem chần qua nước sôi, vẩy ráo nước, giã nát, vắt nước uống 3-4 lần/ngày.

4. Chứng phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt),

Dùng đồng thời hai cách trong uống ngoài đắp:

Uống: cả lá và dây tươi cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1-2cm, sao vàng. Mỗi lần dùng 50g, sắc với 200ml, còn 100ml, chia đều uống 3 lần trong ngày, liên tục 10-15 ngày.

Dùng xoa bóp: cả lá và thân mơ tươi thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâm trong rượu (trên 40 độ) lắc đều mỗi ngày. Xoa vào các vùng đau nhức.

5. Trị giun đũa:

lấy 30-50g lá mơ tươi, rửa sạch, giã thật nát vắt lấy nước cốt, thêm vào chút muối để uống, hoặc ăn sống. Ăn liền trong 3 buổi sáng, lúc bụng đang đói giun sẽ ra hết..

6. Trị đau bụng:

20-30g lá rau mơ tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống hoặc ăn liên tục như thế nhiều ngày sẽ có hiệu quả.

7. Làm lành vết thương:

Một nắm lá mơ lông tươi xay thật mịn và đắp vào vết thương.

8. Chữa cảm lạnh:

Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông tươi để ăn, hoặc ăn sống rau mơ tươi.

Tuy lá mơ có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý:

Hãy đảm bảo mình có thể lựa chọn được lá mơ sạch, không bị nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy rửa sạch lá mơ rồi ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút trước khi sử dụng.

Các bài thuốc từ lá mơ chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, không thể chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên đi khám để có sự tư vấn của thầy thuốc.

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.
Đăng ký trực tuyến