Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng tuyệt vời từ vị thuốc đông y Hà thủ ô

Thứ hai, 13/01/2025 | 10:20
Theo dõi ULTV trên

Hà thủ ô rất phổ biến khi được làm nguyên liệu chế biến thuốc giúp tóc đen trở lại, tuy nhiên có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết hết về các công dụng khác của loài thực vật đặc biệt này.

hà thủ ô

Hà thủ ô tại Việt Nam có hai loại chính là cây hà thủ ô đỏ và trắng. Trong đó, hà thủ ô đỏ có dược tính cao hơn và thường dùng để làm thuốc.

Hà thủ ô đỏ còn gọi bằng một vài cái tên khác như giao đằng, dạ đêm. Hà thủ ô là cây thân mềm, mọc cuốn lấy nhau. Lá cây mỏng có gốc hình tim và phần đầu lá thuôn nhọn. Hoa hà thủ ô nhỏ, có màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc phía đầu cành. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ hà thủ ô phình to, tạo thành củ có màu nâu đỏ rất giống củ khoai lang. Trọng lượng củ hà thủ ô từ 0,5 – 1kg. Thân cây và rễ cây chính là 2 bộ phận được dùng để làm thuốc. 

Theo y học cổ truyền, củ hà thủ ô đặc biệt hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp khi đó mới có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát

Hà thủ ô có thể mua sẵn tại các hiệu thuốc Đông y và sử dụng ngay. Tuy nhiên, một số trường hợp tự thu hoạch hà thủ ô thì người dùng cần biết cách chế biến trước khi sử dụng. Sau đây là hướng dẫn chi tiết quy trình chế biến hà thủ ô:

- Rửa sạch củ hà thủ ô rồi cạo lớp vỏ ngoài.

- Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo khoảng 24 giờ.

- Thái củ thành từng miếng mỏng, loại bỏ phần lõi củ. 

- Chưng cách thuỷ hà thủ ô với nước đậu đen theo tỷ lệ 1kg hà thủ ô, 100 – 300g đậu đen.

- Chưng vào ban đêm, ban ngày đem ra phơi và tẩm nước đậu đen. Để loại bỏ hết độc tính và bớt vị chát, hà thủ ô nên được chưng, phơi, tẩm nước đậu đen 9 lần.

tinh hoa y hoc co truyen

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, vị thuốc đông y Hà thủ ô có những công dụng sau:

Giúp tóc bạc đen trở lại, tóc mọc dày hơn

Hà thủ ô là một trong những nguyên liệu bào chế bài thuốc chữa bệnh tóc bạc sớm bằng phương pháp dân gian rất hiệu quả được nhiều người tin dùng. Các thành phần có trong hà thủ ô giúp râu tóc đen trở lại, toc đỡ khô và rụng, do đó chúng ta có thể bắt gặp nhiều sản phẩm mọc tóc và làm đen tóc làm bằng tinh chất cây hà thủ ô.

Hà thủ ô có thể được uống hằng ngày hoăc tán thành bột để chế uống theo thang. Ngoài ra, còn kết hợp hà thủ ô với đậu đen hoặc vừng đen cho bài thuốc hữu hiệu cho vấn đề này.

Làm đẹp với hà thủ ô

Ngoài việc làm đen tóc thì hà thủ ô còn được nghiên cứu về chức năng làm da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Các chị em có thể thực hiện nhiều cách khác nhau để làn da trở nên sáng đẹp, tươi trẻ và hạn chế các vấn đề về da xuất phát từ bên trong.

Cách làm: Dùng bột nghiền từ hà thủ ô đựng trong túi buộc chặt rồi cho vào bụng con gà đã được làm thịt và mổ bụng, rửa sạch trước đó. Đem con gà với phần nhân đó hầm thật nhừ, nêm gia vị theo ý thích rồi dùng như thức ăn trong ngày.

Bên cạnh đó cũng có những cách chế biến khác như dùng với trứng gà, sắc nước với trứng rồi uống, tuy hơi khó uống đối với một số người nhưng thật sự rất có hiệu quả, chị em nên tin tưởng và thử qua để thấy tác dụng của nó.

Nhuận tràng, thông tiện

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có thể kích thích co bóp ruột, kích thích chức năng của hệ tiêu hóa, đẩy mạnh việc tiêu hóa thức ăn, cải thiện việc hấp thu dưỡng chất qua việc ăn uống, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ.

Bài thuốc có thể thật đơn giản như chỉ bằng cách uống trà hà thủ ô hoặc áp dụng tương tự như các bài thuốc ở trên với những mục đích khác. Trong quá trình dùng thuốc hà thủ ô để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh đường ruột như khó tiêu, táo bón, bí tiểu,… thì nên quan tâm chú ý diễn biến của tình hình cơ thể.

Kỹ thuật châm cứu có công dụng như nào trong y học cổ truyền?

Kỹ thuật châm cứu có công dụng như nào trong y học cổ truyền?

Châm cứu – nghệ thuật chữa bệnh từ huyệt đạo và dòng khí huyết lưu thông trong cơ thể. Không chỉ là một phần trong kho tàng y học cổ truyền, châm cứu ngày nay còn được y học hiện đại công nhận là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn.
Đào tạo ngành sức khoẻ phải chú trọng đến thực học – thực hành – thực nghiệp

Đào tạo ngành sức khoẻ phải chú trọng đến thực học – thực hành – thực nghiệp

Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 111/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe và góp ý sửa đổi để tháo gỡ khó khăn cho Trường ngoài công lập đào tạo thực hành bệnh viện.
Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn dân dã mà còn là vị thuốc có giá trị trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại. Ở Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như rau giấp, ngư tinh thảo hay lá giấp cá – tất cả đều gợi nhớ đến mùi tanh đặc trưng của loài cây này.
Khám phá công dụng chữa bệnh của cây thuốc đông y Huyền sâm

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây thuốc đông y Huyền sâm

Huyền sâm là một dược liệu quý có từ lâu đời trong Y học cổ truyền, được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Với thành phần hóa học đa dạng, đặc biệt là saponin, nó có tiềm năng chữa trị nhiều bệnh lý từ viêm nhiễm, sốt nóng đến các vấn đề tim mạch và da liễu.
Đăng ký trực tuyến