Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ lợi ích của cây Cát Sâm đối với sức khoẻ

Thứ sáu, 10/05/2024 | 14:23

Cát sâm là loài thảo dược có nhiều tác dụng trong việc chữa các bệnh về hô hấp, sốt về chiều, bí tiểu, nhức đầu, và chống suy nhược cơ thể,... Hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng tuyệt vời của loại dược liệu quý này nhé.!

cat-tram-4
  • Cây Cát sâm là gì?

Cát sâm có tên gói khác là Sâm nam, Sơn liên ngẫu, Sâm chèo mèo, Sâm trâu, Sâm chuột,  Sâm sắn, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự, Nam sâm. Danh pháp của cây Cát sâm là Millettia speciosa Champ. ex Benth., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Cát sâm là cây thân gỗ nhỏ, cành non có nhiều lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm từ 7 – 13 lá chét. Cụm hoa dài 10 - 20 cm tận cùng thành chùm, có màu trắng ngà. Quả dẹt phủ đầy lông mềm. Mỗi quả có chứa 4 – 5 hạt có phần vỏ khá dày, màu đen. Mùa thu hoa quả vào khoảng từ tháng 10 – 12.

Rễ củ hình trụ, mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu, mặt cắt ngang màu trắng ngà, nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe.

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây cát sâm là rễ củ, được thu hoạch vào mùa đông xuân ở những cây có tuổi thọ hơn 1 năm tuổi, rửa sạch thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Giảng viên Ngành Yhọc cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết thành phần hoá học của rễ củ Cát sâm chứa tinh bột, alcaloid, flavonoid, Polysaccharide, axit docosanoic, octadecane, etracosane, axit hexacosanoic, β-sitosterol axetat, β-sitosterol, syringin, maackiain, formononetin, baptigenin, axit rotundic, pedunculoid, daucosterol.

Những lợi ích tuyệt vời của Cây Cát sâm đối với sức khoẻ

Theo y học cổ truyền

Rễ củ Cát sâm có vị ngọt, tính bình. Quy vào các kinh Tỳ và Phế. Tác dụng của Rễ củ Cát sâm là trừ hư nhiệt, nhuận phế, dưỡng tỳ, lợi tiểu, bổ trung ích khí. Được sử dụng chữa ho nhiều đờm, sốt về chiều đêm, nhức đầu, bí tiểu, kém ăn, chống suy nhược cơ thể, thuốc bổ mát.

Theo y học hiện đại

Chiết xuất từ rễ củ cây Cát sâm có các tác dụng kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn, chống oxy hóa, lợi tiểu, chống mệt mỏi, chống suy nhược cơ thể.

Chiết xuất từ rễ củ Cát sâm có thể làm giảm hoạt động của chỉ số gan ALT và AST ở trong huyết thanh, có tác dụng bảo vệ tế bào gan bị tổn thương cấp tính. Tránh dùng rễ củ Cát sâm cho những người không phải âm hư, phổi ráo

Cách dùng – liều dùng

Rễ củ Cát sâm thường được dùng dạng thuốc sắc với liều dùng khoảng 10 – 20g/ngày. Có thể dùng tới liều 40g/ngày tùy thuộc vào từng bài thuốc và sự kết hợp với các dược liệu khác.

cat-tram-2

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rễ củ Cát sâm

Bài thuốc bổ dùng cho những người yếu, sốt khát nước, ho:

Rễ củ Cát sâm 12 g, thiên môn 8 g, mạch môn 12 g, vỏ rễ dâu 8 g, nước 400 ml. Đem tất cả các vị thuốc sắc còn 200 ml, chia ba lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa sốt, khát nước:

Rễ củ Cát sâm 12 g, cát căn 12 g, cam thảo 4 g, nước 400 ml. Đem tất các vị thuốc sắc còn 200 ml, chia ba lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa kém ăn, suy nhược cơ thể:

Rễ củ Cát sâm thái mỏng, tẩm nước gừng sao vàng. Ngày dùng 30 g sắc uống chia ba lần trong này.

Bài thuốc chữa đau đầu, bí tiểu tiện, khát nước:

Rễ củ Cát sâm 30g, thái lát, tẩm mật ong, cho lên chảo nóng sao vàng, cho các vị thuốc vào ấm sắc với 400ml nước đến khi còn 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa cảm nắng

Chuẩn bị 16g rễ củ cát sâm, 14g mạch môn, 14g cát căn, 14g cam thảo đất. Tất các các vị thuốc cho hết vào ấm, sắc với 400ml nước đến khi còn 200ml, lấy nước uống chia ba lần trong ngày. Bài thuốc này hiệu quả tốt cho các trường hợp cảm nắng có các triệu chứng như sốt nóng, đổ mồ hôi, ho khan, hoặc chữa chứng trằn trọc ngủ không ngon giấc ở trẻ em.

Bên cạnh đó, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết thêm: Lưu ý không dùng Rễ củ Cát sâm chung với Lê lô và không dùng cho các đối tương như người đang nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, không phải âm hư, phổi rảo.

Tóm lại, Cát sâm là vị thuốc thảo dược lành tính, được sử làm thuốc bổ mát, chưa một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả và an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rễ củ Cát sâm trong hỗ trợ phòng chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đỗ trọng

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đỗ trọng

Cây Đỗ trọng là một vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị các bệnh lý như cao huyết áp, động thai, đau nhức xương khớp, thận yếu.
Bác sĩ y học cổ truyền chỉ điểm cách chữa ho hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền chỉ điểm cách chữa ho hiệu quả

Thời tiết trở lạnh, nhiễm trùng, dị ứng, các bệnh lý hô hấp cấp và mạn tính, tác dụng phụ của thuốc… là những nguyên nhân gây ho thường được biết đến. Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm phong phú trong điều trị ho, không chỉ trị triệu chứng mà còn trị gốc bệnh.
Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

 Rối loạn lo âu là một nhóm các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi cảm giác lo lắng quá mức và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Mặc dù không thể làm cho vết thương lành ngay lập tức, một số loại trái cây có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giảm thời gian phục hồi sau chấn thương và tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đăng ký trực tuyến