Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc trị bệnh hữu hiệu từ vị thuốc Ô dược

Thứ ba, 31/12/2024 | 14:35
Theo dõi ULTV trên

Vị thuốc đông y Ô dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Để tìm hiểu những bài thuốc từ Ô dược, mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

vị thuốc ô dược

Vị thuốc Ô dược hay có tên gọi khác là Bàng kỳ, Thai ô dược, Thổ mộc hương, Kê cốt hương, Bàng tỵ, Thiên thai ô dược, Ô dược nam, Cây dầu đắng,…

Một số đặc điểm giúp nhận biết cây Ô dược:

- Thuộc loại cây thân gỗ, chiều cao dao động từ 1 đến 15 mét. Trên thân bao gồm nhiều cành nhỏ màu đen nhạt. Đặc trưng của ô dược là cây có vị đắng, tỏa ra mùi thơm dễ chịu và rất đặc trưng;

- Rễ cây ô dược hình thoi, hơi cong và nhọn ở 2 đầu. Phần rễ ở giữa phình to ra, đường kính khoảng 1 - 2cm, chiều dài khoảng 10 - 13cm. Rễ có phần vỏ ngoài màu nâu vàng, gồm nhiều nếp nhăn dọc và vết nứt ở ngang thân rễ. Đặc biệt, rễ ô dược rất cứng, khó bẻ gãy;

- Lá ô dược hình bầu dục, rộng 2cm, dài 6cm, bao gồm 1 gân chính và 2 gân phụ. Mặt trên lá cây ô dược bóng, hơi lõm còn mặt dưới phủ lông, hơi lồi;

- Hoa mọc thành các tán nhỏ với đường kính khoảng 3 - 4mm, màu hồng nhạt;

- Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đen hoặc đỏ và bên trong chỉ bao gồm 1 hạt duy nhất.

Có rất nhiều sách cổ về Y học cổ truyền nhắc đến loại dược liệu này. Theo đó, cây ô dược có vị cay, hơi đắng, tính ôn, không độc và quy vào các kinh như Tỳ, Vị, Phế, Thận và Bàng quang.

Tác dụng của ô dược bao gồm hành khí, chỉ thống, khai uất, kiện vị tiêu thực, khứ hàn, thuận khí, ôn thận tán hàn. Các tác dụng của ô dược tương tự với một số dược liệu như hương phụ, mộc hương.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, vị thuốc Ô dược chủ trị các chứng như:

Bài thuốc trị bàng quang hư hàn, thận dương bất túc gây tiểu nhiều và đái dầm

- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Sơn dược và ích trí nhân mỗi vị 16g, ô dược 10g.

- Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc này hãy sắc các dược liệu trên để lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc đông y trị huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh

- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Mộc hương và hương phụ mỗi vị 8g, đương quy 12g, ô dược 10g.

- Cách thực hiện bài thuốc: Để thực hiện bài thuốc này hãy sắc các dược liệu trên để lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, bụng đầy trướng và ăn uống khó tiêu

- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Hương phụ và ô dược bằng lượng nhau.

- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần người bệnh dùng từ 2 – 8g uống với nước gừng sắc, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc đông y trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ (người nhẹ cân, gầy yếu, chậm lớn, bụng ỏng đít teo, ăn ngủ kém)

- Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng Bạch truật, ô dược và màng mề gà (kê nội kim) sao cám, hoài sơn sao vàng và ý dĩ mỗi thứ 10 – 12g.

- Cách thực hiện bài thuốc: Hãy tán các nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 5 – 9g uống với nước sôi để nguội. Mỗi ngày người bệnh dùng 3 lần, sử dụng liên tục trong thời gian từ 2 – 3 tuần và dùng bài thuốc này thành nhiều đợt để trị dứt điểm bệnh.

Y học cổ truyền khám phá những công dụng tuyệt vời của dược liệu Thạch vĩ

Y học cổ truyền khám phá những công dụng tuyệt vời của dược liệu Thạch vĩ

Cây thạch vĩ, với vị ngọt và tính lạnh, tương ứng với tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hỗ trợ hồng lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề đường niệu như tiểu tiện khó khăn và vết thương do bỏng.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa nổi mề đay hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa nổi mề đay hiệu quả

Một số bài thuốc đông y chữa nổi mề đay rất tốt. Đơn giản chỉ với những nguyên liệu từ thiên nhiên như khoai môn hay lá cây đinh lăng bạn đã có thể xua tan nỗi lo nổi mề đay do cơ địa, hay dị ứng thời tiết.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây cỏ bấc đèn

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của cây cỏ bấc đèn

Cây cỏ bấc đèn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em khó ngủ, mụn nhọt, viêm họng.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của dược liệu Ngũ trảo

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của dược liệu Ngũ trảo

Trong y học cổ truyền từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp.
Đăng ký trực tuyến