Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Thứ năm, 05/09/2024 | 08:30
Theo dõi ULTV trên

Trong Y học cổ truyền, long nhãn luôn được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc trị bệnh thông thường như bổ tâm an thần, hay bệnh mất ngủ.

long nhãn (1)

Cây nhãn là cây thân gỗ, to, cao khoảng 5 – 10m hoặc hơn. Cây có nhiều cành nhẵn, nhiều lá mọc um tùm, luôn xanh tươi, ít khi héo hay rụng như lá các cây khác.

Lá cây là loại lá kép tựa như hình lông chim, mọc so le, gồm 5 – 9 lá chét thuôn dài 7 – 12cm, gốc hình nêm, đầu tròn hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới xám nhạt có gân nổi rõ.

Hoa nhãn thường mọc vào mùa xuân (tháng 2 – 4), hoa có màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá.

Quả hình cầu, vỏ quả màu vàng nâu, nhẵn hoặc hơi nhám. Phần áo hạt (thịt nhãn) màu trắng, có vị ngọt và bao bọc quanh hạt đen nhánh.

Theo y học cổ truyền, long nhục, nhạn nhục là những tên gọi khác của long nhãn. Để có thể bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ được vị ngọt ngon của phần thịt quả sau khi tách khỏi vỏ và hạt, người ta đem cùi nhãn sấy khô tạo thành long nhãn.

Long nhãn tùy vào nhiệt độ sấy sẽ có độ mỏng dày không đều nhau. Vẻ ngoài thường mang màu vàng đậm hoặc nâu sẫm. Long nhãn sau sấy khô, không dính tay nhưng dẻo mềm và có vị ngọt, hương thơm nhẹ nhàng rất đặc trưng.

Những lợi ích mà long nhãn đem lại là:

- Bồi bổ khí huyết – Tốt máu, trị các bệnh thiếu máu và dưỡng nhan, nhu nhuận làn da

- An thần định chí – An dưỡng tinh thần, trị lo âu suy nghĩ nhiều

- Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp

- Trị các chứng bệnh chán ăn, ăn uống không tiêu khiến cơ thể mệt mỏi

- Chữa suy nhược thần kinh, trí nhớ kém hoặc chứng mất ngủ thường xuyên

IMG_3391

Trong y học cổ truyền, long nhãn có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại dược liệu, tạo nên những bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một bài thuốc tham khảo sử dụng vị thuốc long nhãn có công dụng điều trị nhất định do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh sưu tầm như sau:

Bài thuốc 1: Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu: Long nhãn 15 gam, hạt sen 20 gam, hồng táo 15 gam, lạc nhân 15 gam, gạo nếp 50 gam. Tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi để nấu thành cháo ăn ngày 2 lần trong ngày vào buổi sáng và chiều tối. Dùng 10 đến 15 ngày.

Bài thuốc 2: Bổ tâm, an thần:  Long nhãn 200 gam, liên nhục 200 gam, táo tàu 200 gam, táo nhân 200 gam, hoài sơn 200 gam, lá vông nem 150 gam, cam thảo 130 gam. Long nhãn, táo tàu và lá vông nem nấu thành dạng cao lỏng; liên nhục, hoài sơn và táo nhân sao giòn, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Trộn cao và bột, đánh cho đều, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống từ 20 – 40 viên, chia làm 2 lần.

Bài thuốc 3: Chữa mất ngủ: Long nhãn 9 gam, toan táo nhân 9 gam, khiếm thực 15 gam, sắc uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 4: Chữa thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi: Long nhãn 16 gam, vị thuốc đương quy 12 gam, hoàng kỳ 12 gam, thục địa 16 gam. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia hai lần, uống khi còn ấm. Dùng khoảng 10 – 15 ngày.

Bài thuốc 5: Chữa kém ăn, ra mồ hôi trộm, mệt nhọc: Long nhãn 50 gam, cao ban long 40 gam. Sắc long nhãn cùng với nước. Thái nhỏ cao ban long rồi cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để có thể hòa tan. Để đến khi nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10 gam cao này.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả của dược liệu Hoàn ngọc

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả của dược liệu Hoàn ngọc

Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới dược liệu Hoàn ngọc.
Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thài lài trắng

Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thài lài trắng

Cây thài lài trắng thước mọc ở những nơi ẩm ướt và là cây thường gặp. Trong y học cổ truyền, bài thuốc từ thài lài trắng chữa nhiều bệnh như đau họng, tăng huyết áp…
Ngũ bội tử – dược liệu y học cổ truyền quý trong điều trị bệnh

Ngũ bội tử – dược liệu y học cổ truyền quý trong điều trị bệnh

Ngũ bội tử được biết đến là một trong những dược liệu rất đặc biệt, có vị chát thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, chảy máu cam, sát trùng vết thương ngoài da,…
Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh tay chân lạnh hiệu quả

Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh tay chân lạnh hiệu quả

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đăng ký trực tuyến