Bác sĩ y học cổ truyền hướng dẫn cách chữa bệnh nứt gót chân hiệu với nguyên liệu dễ tìm

Thứ ba, 21/05/2024 | 14:55
Theo dõi ULTV trên

Gót chân bị nứt nẻ là dấu hiệu làn da chân thiếu đi độ ẩm và cần được chăm sóc nhiều hơn. Thay vì tốn tiền mua mỹ phẩm trị gót chân bị nứt, bạn có thể tận dụng cách trị nứt gót chân tại nhà bằng một số nguyên liệu tự nhiên.

chữa nứt gót chân bằng đông y

Da chân khô sẽ dẫn đến việc gót chân bị nứt, bong da chân, từ đó gây đau đớn và khiến vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn. Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là bài thuốc dân gian, đơn giản, dễ thực hiện, vừa đem lại kết quả cải thiện khá tốt, phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức giai đoạn đầu. Hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện, thời gian thực hiện nhưng nhìn chung không gây hại cho người sử dụng nên ai cũng có thể áp dụng cách này để giảm đau nhức, khó chịu.

Chữa bệnh nứt gót chân bằng mật ong

Mật ong không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà nó còn có tác dụng chữa bệnh nứt gót chân vô cùng hiệu quả. Trong nhiều sách về Y học cổ truyền có viết rằng, trong mật ong có chứa những chất có tác dụng kháng khuẩn và dưỡng ẩm cho ra rất tốt nên có thể sử dụng để điều trị bệnh nứt gót chân hiệu quả.

Cách dùng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần hòa khoảng 1 chén mật ong với 2 lít nước ấm và cho đôi bàn chân bị nứt gót vào ngâm khoảng 10 trước khi đi ngủ, sẽ thấy được hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên.

Chữa bệnh nứt gót chân bằng dầu dừa

Theo giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, PGS.TS Tạ Thị Tĩnh cho biết, dầu dừa có thể giúp cho đôi bàn chân bị nứt gót bớt đau nhức và khô hơn bởi chức năng cung cấp độ ẩm tuyệt vời của nó. Người bệnh có thể mua dầu dừa ở các tiệm mỹ phẩm hoặc cũng có thể tự làm dầu dừa để chữa bệnh.

Cách dùng: Rửa sạch chân sau đó dùng tăm bông chấm vào chén dầu dừa rồi thoa đều lên phần gót chân bị nứt nẻ vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ, có thể dùng băng gạt y tế để cố định lại để dầu dừa không bị lem ra giường và chống cho việc gót chân cọ xát và chảy máu. Rửa lại gót chân bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Cám gạo chữa nứt gót chân

Trong cám gạo rất giàu vitamin B không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn giúp loại bỏ tế bào chết và điều trị bệnh nứt gót chân hiệu quả.

Người bệnh có thể kết hợp cám gạo, mật ong và dầu dừa để điều trị bệnh nứt gót chân bằng cách trộn đều các nguyên liệu lại với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sao cho chúng tạo thành một dạng hỗn hợp quánh mịn. Rửa thật sạch chân với nước rồi thoa đều hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và để trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Chữa bệnh nứt gót chân bằng nước muối

Muối ăn vừa là vị thuốc được sử dụng trong Đông y, vừa là gia vị mà gian bếp nhà nào cũng có, chữa bệnh nứt gót chân vừa đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, vừa giúp loại bỏ vi khuẩn trên đôi chân một cách dễ dàng.

Người bệnh chỉ cần hòa khoảng 2 g muối biển xay với 2 lít nước ấm rồi ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 10 phút rồi dùng khăn bông thấm khô. Bôi thêm kem dưỡng ẩm để giúp duy trì độ ẩm tốt hơn, hạn chế cảm giác đau nhức do bệnh gây ra.

Chữa bệnh nứt gót chân bằng nha đam

Chia sẻ trong chuyên mục Tin y tế, giảng viên Nguyễn Thanh Mai hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết cách sử dụng nha đam chữa bệnh nứt gót chân như sau: Rửa sạch nha đam, loại bỏ vỏ, lấy phần trong suốt ra một cái bát. Ngâm chân với nước muối ấm pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó lau khô bằng khăn sạch, mềm. Dùng phần nha đam đã được lấy ra thoa đều lên gót chân và massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút để dưỡng chất từ nha đam thấm sâu vào da hơn. Rửa sạch lại chân bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm. Mỗi tuần thực hiện 2 lần sẽ nhanh chóng trả lại gót son mềm mại.

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến