Bệnh chàm (Eczema) và cách chữa trị bằng thảo dược theo Đông Y

Thứ ba, 26/12/2023 | 13:57
Theo dõi ULTV trên

Bệnh chàm (Eczema) là một vấn đề da phổ biến, thường xuất hiện với mụn nước, da khô sần, và ngứa dai dẳng. Ngoài các phương pháp y học, thảo dược cũng là lựa chọn của nhiều người chữa trị bệnh này. Sử dụng thuốc nam là phương pháp truyền thống được ưa chuộng vì an toàn và hiệu quả.

Hãy cùng Giảng viên từ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khám phá các loại thảo dược giúp chữa trị Eczema hiệu quả.!

Hình ảnh Bệnh chàm hay còn gọi là eczema,

1. Eczema là bệnh gì?

Eczema là một bệnh ngoại da, xuất phát từ tình trạng viêm lớp nông của da do yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng nhiều đến vẻ ngoại hình, tạo cảm giác tự ti, giảm chất lượng sống và tinh thần của bệnh nhân.

Bệnh chàm dị ứng gây da khô, ngứa, với các mảng đỏ, vảy và có thể xuất hiện mụn nước. Triệu chứng thường xuất hiện ở bàn tay và các khu vực "gấp khúc" như khuỷu tay và đằng sau đầu gối.

Chữa trị eczema khó khăn và thường tập trung vào giảm triệu chứng, làm lành vết thương, và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng cũng như tổn thương mới. Để đạt hiệu quả, quá trình điều trị cần phải khoa học và toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm từ phía bệnh nhân.

Eczema, viêm da dị ứng là tình trạng rất phổ biến

2. Những triệu chứng của bệnh eczema

Những người mắc bệnh eczema thường trải qua cảm giác ngứa, xuất hiện mụn nước tái phát và da khô, căng khó chịu. Triệu chứng bệnh có thể thay đổi theo mức độ và giai đoạn:

 Cụ thể:

- Tấy đỏ: Da nóng, sưng, ngứa ở vùng tác động.

- Xuất hiện mụn nước: Da tấy đỏ xuất hiện mụn nước nhỏ, ngứa rát..

- Chảy nước: Mụn nước vỡ, chảy dịch nước màu vàng.

- Đóng vảy và bong vảy: Huyết thanh tạo thành vảy, sau đó bong ra để lại da mỏng, nhẵn bóng.

Gãi nhiều có thể tạo sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin của người bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh Eczema

Những nguyên nhân gây ra bệnh eczema bao gồm:

- Cơ địa và di truyền: Bệnh có tính chất di truyền, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình với các vấn đề như eczema, dị ứng, hay hen suyễn.

- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc như gây tê, lưu huỳnh, penicillin có thể thúc đẩy tiến triển của eczema.

- Hệ miễn dịch yếu: Sức đề kháng kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Ô nhiễm môi trường: Môi trường xung quanh bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da.

- Vết thương hở trên da: Mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Chất kích thích mạnh: Các chất gây viêm, ngứa cũng có thể làm phát sinh eczema.

- Dị ứng theo mùa: Thường xuyên xảy ra vào mùa hè khi có nhiều phấn hoa.

- Nhiễm trùng nấm men Candida albicans: Gây bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu.

- Rối loạn chức năng cơ thể: Nội tiết, thần kinh, chuyển hóa bị rối loạn.

- Tiếp xúc với nước và điều kiện thời tiết: Tiếp xúc lâu dài với nước, sống trong khí hậu khô, tắm nước quá nóng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.

- Căng thẳng và lo âu: Một số trường hợp có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng và lo âu.

Các nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng

4. Những cách điều trị bệnh eczema

4.1. Cách chữa bệnh chàm bằng y học hiện đại

Là giải pháp chữa trị bệnh chàm được áp dụng phổ biến hiện nay.

- Thuốc Bôi ngoài da: Hồ nước, dung dịch nước như jarish, natri clorid, vioform, và các loại thuốc mỡ có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa.

- Thuốc uống: Các loại thuốc chống ngứa, sirô phenergan, sirô théralèn hoặc Chlorpheniramin... thuốc kháng histamin, chống bội nhiễm như amoxicillin, và Cephalosporin  và băng ướt để trị nhiễm trùng và kiểm soát triệu chứng.

Điều trị bệnh bằng thuốc kem bôi

- Liệu pháp quang học. Là liệu pháp quang học liên quan đến việc sử dụng thiết bị máy chiếu ánh sáng đặc biệt trên da để chăm sóc bệnh. Mặc dù có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh, nhưng phương pháp này cũng đi kèm với nguy cơ làm già da và tăng khả năng mắc bệnh ung thư da. Tuy nhiên các giải pháp chữa bệnh trên bằng tây y cũng có hiệu quả nhất định, nhưng dùng bằng các cây có thảo dược hặc các loại thực phẩm sẽ an toàn và cũng hiệu quả tốt hơn.

4.2. Chữa bệnh bằng thảo dược và kinh nghiệm dân gian

Trong cộng đồng, tồn tại một số biện pháp truyền thống để chữa trị bệnh Eczema, sử dụng các thành phần hoàn toàn tự nhiên từ thảo dược, có tác dụng thường diễn ra chậm và hiệu quả phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng người bệnh. Cụ thể như sau:

- Bột Yến mạch: Ngâm mình trong bột yến mạch pha nước để giảm ngứa và dưỡng ẩm.

- Nha Đam (Lô hội): Gel nha đam giảm viêm, ngứa, và kháng khuẩn.

- Nghệ: Trộn bột nghệ với dầu dừa để thoa lên vết chàm và giảm viêm.

- Lá Ổi: Nấu nước lá ổi và rửa vùng da bị bệnh để có hiệu quả kháng viêm và chống khuẩn.

- Tảo biển Spirulina: Chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngứa da

- Rễ cây sắn dây: Giảm viêm và ngứa da. Có tác dụng làm dịu da tổn thương.

- Rễ cây cỏ tranh: Làm dịu da và giảm ngứa. Có công dụng giảm viêm da.

- Đinh lăng: Giảm viêm và dịu da. Có tác dụng hỗ trợ chữa trị eczema.

Cây Thảo dược chữa bệnh eczema

5.Các loại thực phẩm cho người bị eczema?

Bệnh eczema, một bệnh da ngoại vi, thường xuất hiện với da khô, ngứa và viêm. Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh. Dưới đây là các loại thực phẩm nên và không nên khi mắc eczema:

Nên ăn:

- Rau xanh non như rau cải, cải bó xôi, rau muống, cải xoăn, bí đỏ, cà rốt, quả chín, giàu vitamin và khoáng chất, giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch.

- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết và giảm viêm.

- Thực phẩm giàu chất đạm như trứng, thịt gà, cá, hạt chia, hạt óc chó, giúp tạo collagen và duy trì sức khỏe da.

- Dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu hướng dương, chứa axit béo omega-3 và omega-6, giúp giảm viêm và duy trì độ ẩm cho da.

Không nên ăn:

- Thực phẩm chứa chất bảo quản như đồ hộp, đồ chiên giòn, đồ ăn nhanh, có thể kích thích phản ứng mạnh và gây viêm.

- Đồ uống kích thích như: cà phê, trà, nước ngọt có gas, rượu bia, có thể làm mất nước và làm khô da.

Thực phẩm chứa gluten như bánh mì, bột mì, mì ống, gây dị ứng và kích thích viêm.

Thực phẩm có đường và thực phẩm chế biến chứa đường, có thể làm tăng viêm trên da.

6.Những biện pháp phòng ngừa eczema hiệu quả?

Để ngăn chặn bệnh eczema phát triển tại nhà, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây: -Vệ sinh da đúng cách:Tắm hàng ngày và dùng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, không kích ứng.

- Điều chỉnh chế độ Ăn Uống:Tránh thực phẩm kích ứng da như hải sản, sữa động vật, thực phẩm ngọt, cay, mặn, và rượu bia.

- Giảm Stress và Căng Thẳng: Thực hiện hoạt động giải trí như yoga, thể thao, xem phim, tắm nắng, đi dạo ngoài trời để giảm căng thẳng và tạo sự thoải mái cho da.

- Sử dụng sản Phẩm làm mát, làm Dịu Da: Trong thời tiết nóng và ẩm, sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng, sữa dưỡng thể, toner để giảm kích ứng da.

- Áp dụng cây thuốc Thảo dược:

Sử dụng các loại thuốc nam như lá kế, rau má, vỏ quýt và các dược liệu kể trên có tác dụng giảm các triệu chứng của eczema.

- Tránh chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, và vật liệu sợi hóa học.

- Giảm tiếp xúc với chất Dị ứng: Tránh bụi, phấn hoa, và thú nuôi để giảm triệu chứng eczema.

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, tránh ánh nắng mặt trời mạnh, và kiểm soát độ ẩm.

- Vận động thường xuyên và giữ ấm: Thực hiện hoạt động thể dục, uống đủ nước, và giảm stress để cải thiện tình trạng da.

Nếu triệu chứng không giảm sau khi thay đổi chế độ ăn, việc tư vấn chuyên gia da liễu là quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

7. Một số lưu ý khi áp dụng các cách chữa bệnh Eczema

Để điều trị bệnh Eczema một cách hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ các lưu ý sau đây:

- Uống đủ nước và nước ép trái cây: Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc và các loại trà như atiso, hoa hòe, hoa cúc. Cũng nên sử dụng nước ép trái cây tươi để giải độc cơ thể, loại bỏ độc tố và tăng cường sức đề kháng.

- Hạn chế các chất Kích thích: Tránh rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, thức ăn lên men, và các thực phẩm chế biến chứa nhiều gia vị cay nóng.

- Giữ vệ sinh da và tránh gãi: Đảm bảo vệ sinh da, đặc biệt là vùng da bị bệnh, và hạn chế việc gãi hoặc chà xát để tránh tình trạng tổn thương da khó lành.

- Tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng để ngăn chặn sự nặng hơn của bệnh.

Chữa trị bệnh chàm (Eczema) bằng thảo dược là một phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả cho nhiều người mắc bệnh. Việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như Nha đam, Nghệ, lá ổi, Spirulina, và các thảo dược khác không chỉ giúp giảm ngứa, viêm, mà còn hỗ trợ tái tạo và làm dịu da.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp chữa trị này, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:

-Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

- Kiểm soát căng thẳng (stress): Cần có liệu pháp để thư giãn và kiểm soát căng thẳng giúp bệnh được cải thiện. và giảm căng thẳng bằng các phương pháp thiền, yoga, để thư giãn cơ bắp.

-Kiên Nhẫn và đều đặn: Phương pháp thảo dược thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và sử dụng đều đặn để thấy được kết quả. Không nên kỳ vọng hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên, mà hãy duy trì quy trình điều trị theo hướng dẫn. Ngoài ra cần phải kiểm soát chế độ ăn uống, tránh lạm dùng thuốc như kem bôi da nhóm Corticoi và các tác nhân gây dị ứng …

Tóm lại, việc chữa trị bệnh chàm bằng thảo dược là một hướng đi an toàn và tự nhiên, nhưng việc thực hiện cần sự cẩn trọng và sự hỗ trợ từ người chuyên nghiệp y tế./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến