Ngải cứu từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong dân gian, đặc biệt được coi là “thần dược” dành cho sức khỏe phụ nữ. Ngoài công dụng điều hòa kinh nguyệt, làm ấm tử cung và an thai, ngải cứu còn có nhiều ứng dụng chữa bệnh khác, từ giảm đau bụng, rối loạn tiêu hóa đến hỗ trợ điều trị chấn thương xương khớp và các bệnh lý khác.
Công dụng nổi bật của ngải cứu
Người xưa thường dùng lá và cành ngải cứu để chế biến thành các bài thuốc y học cổ truyền hoặc món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Các cách sử dụng phổ biến bao gồm:
Chế biến món ăn bổ dưỡng: Lá ngải cứu có thể được dùng để hầm gà, chân giò, hoặc tim cùng hạt sen, tạo thành những món ăn giàu dinh dưỡng. Trứng hấp hoặc rán với ngải cứu, canh ngải nấu trứng, hoặc cá diếc nấu ngải cứu cũng là những món ăn mang lại hương vị đặc trưng và lợi ích sức khỏe. Vị đắng nhẹ của ngải cứu không chỉ làm món ăn thêm phong phú mà còn hỗ trợ tiêu hóa.
Hỗ trợ giảm đau xương khớp: Lá ngải cứu tươi rang với muối, sau đó gói kín và chườm lên các khớp bị đau, có thể giúp giảm đau và giảm co cứng cơ hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho người bị viêm khớp hoặc gout.
Chữa bong gân, chấn thương thể thao: Ngải cứu giã dập, tẩm với rượu hoặc giấm rồi bó vào vị trí bong gân, giúp giảm sưng tấy và đau nhức. Đây là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho các vận động viên hoặc người thường xuyên chơi thể thao.
Xông hơi trị cảm cúm: Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, ngải cứu được kết hợp với lá khuynh diệp và vỏ bưởi để đun sôi và xông. Hơi nước chứa tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp giảm triệu chứng cảm cúm.
Massage giảm nhức mỏi: Tinh dầu ngải cứu dùng để massage tại các vùng đau như cổ, vai, gáy hoặc khớp giúp giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, việc sử dụng gối chứa ngải cứu phơi khô kết hợp với các loại thảo mộc như hoa cúc, bạc hà cũng hỗ trợ giảm đau nhức cột sống và vai gáy.
Những ai không nên dùng ngải cứu?
Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, mặc dù mang lại nhiều lợi ích, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý với một số đối tượng sau:
Người có tiền sử viêm gan: Tinh dầu trong ngải cứu có thể gây tổn hại tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính hoặc gan to. Do đó, người bị viêm gan nên hạn chế hoặc tránh sử dụng.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Người bị xơ vữa động mạch, sỏi thận, hoặc rối loạn đường ruột cấp tính: Các trường hợp này cần tránh ngải cứu để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ngải cứu là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng chữa bệnh độc đáo. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ ngải cứu mà không gặp phải tác dụng phụ, người sử dụng cần nắm rõ tình trạng sức khỏe cá nhân và tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết.
Cây ngái, hay còn gọi là cây sung dại, thường mọc tự nhiên và đã được sử dụng trong y học dân gian để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, hiểu biết về tác động và ứng dụng của cây ngái trong y học hiện đại vẫn còn nhiều điều cần khám phá.
Được biết đến là loại cây dại nhưng cây Mắt mèo lại là một dược liệu đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Nổi bật trong số đó là công dụng chữa bệnh Parkinson – căn bệnh liên quan đến não bộ thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt không gây ngứa.
Cây câu thụ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh, các bệnh tiêu biểu như giảm đau nhức xương khớp do thời tiết, giảm mệt mỏi, bồi bổ sức khỏe với người cao tuổi, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu chi tiết.
Vị thuốc đông y Ô dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Để tìm hiểu những bài thuốc từ Ô dược, mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!