Bí quyết để vượt qua áp lực học tập ở bậc đại học sinh viên cần biết

Thứ tư, 02/03/2022 | 16:00

Bước vào môi trường học tập mới với sự khác biệt về phương pháp học tập, bài viết chia sẻ những bí quyết giúp các tân sinh viên định hướng được cho mình phương pháp học tập phù hợp để vượt qua áp lực và đạt kết quả cao.

Bí quyết để vượt qua áp lực học tập ở bậc đại học sinh viên cần biết
Bí quyết để vượt qua áp lực học tập ở bậc đại học sinh viên cần biết

Khi bắt đầu bước vào môi trường học đại học, hầu như các bạn tân sinh viên ai cũng trải qua giai đoạn áp lực, stress và bế bắc trong việc học tập cũng như các mối quan hệ. Làm thế nào để vượt qua những áp lực này, hãy cùng Thầy Đoàn Văn Nghiên – Chủ tịch hội sinh vên – Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ những phương pháp để các tân sinh viên vượt qua áp lực học tập ở bậc đại học.

Những áp lực mà các tân sinh viên phải đối mặt

Chẳng thể sai khi nói: “Đại học là tự học”  bởi học không còn đơn giản là lên lớp nghe giảng, về nhà làm bài nữa mà khả năng tự đọc, tự học, ý thức tự giác, tinh thần tự lập là những yêu cầu bắt buộc khi bước lên đại học.

Áp lực trước khối kiến thức khổng lồ và sự quá tải: Kiến thức của mỗi học phần trên đại học là lượng kiến thức khổng lồ, mà các bạn sinh viên cần tiếp thu, xử lý trong khoảng thời gian ngắn. Những cuốn giáo trình dày cộp sẽ được các bạn học hết trong thời gian của môn học.

Bạn sẽ phải quen với việc chủ động thuyết trình, thảo luận. Việc thức đêm thức hôm, dành cả thời gian cho việc chạy deadline sẽ không quá xa lạ khi bạn bước vào môi trường đại học, đặc biệt là trước các kỳ thi.

Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực kinh khủng, stress với việc học quá nhiều mà chủ yếu là tự học, tự tìm tòi như vậy, đôi khi bạn có sự hoang mang về chương trình học đại học và không biết liệu mình có theo được chương trình học.

Áp lực về tài chính: Ngoài áp lực về học tập khi đã là sinh viên năm thứ 3 thứ 4 bạn sẽ phải chủ động một phần về chi phí học tập và sinh hoạt để đỡ vất vả cho ba mẹ. Khi lên đại học bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho tài liệu, giáo trình đồ dùng học tập,…. Lúc này, nỗi các chi phí đó sẽ trở thành áp lực mà các bạn sinh viên cần phải đối mặt và vượt qua.

Áp lực từ phía bạn bè đồng trang lứa: Tại môi trường đại học, bạn sẽ được tiếp cận với các bạn trẻ tài năng trên khắp đất nước. Các bạn sẽ bắt gặp những sinh viên cùng trang lứa có thành tích học tập khủng, khả năng ngoại khóa xuất sắc, có những dự án khởi nghiệp  tiềm năng hay những sinh viên đã bắt đầu đi thực tập trong các tập đoàn lớn từ ngay những năm đầu đại học. Những điều đó cũng tạo áp lực vô hình ấy đè nặng lên vai bạn. Vậy các bạn sinh viên cần phải làm gì để vượt qua những áp lực to lớn ấy?

Bí quyết giúp sinh viên đối mặt, vượt qua áp lực khi học đại học

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Để tránh việc mất cân bằng giữa các công việc học tập, hoạt động ngoại khoá, làm thêm… Các bạn sinh viên nên có kế hoạch cho từng công việc bằng cách lập bảng biểu công việc, sắp xếp sao cho hợp lý.  Có thời gian biêu khoa học, rõ ràng và chi tiết nhất để luôn nắm được những đầu việc cụ thể mình cần làm trong học tập cũng như sinh hoạt. Từ đó, bạn có kế hoạch hoàn thành từ sớm, tránh tình trạng nước tới chân mới nhảy. Bạn nên chia nhỏ các mục tiêu để có kế hoạch chi tiết hơn để thực hiện các mục tiêu đó.

Thời sinh viên là những năm tháng tươi đẹp và đáng nhớ
Thời sinh viên là những năm tháng tươi đẹp và đáng nhớ

Phân loại công việc theo thứ tự ưu tiên, tránh ôm đồm

Có rất nhiều việc phải làm như nghiên cứu giáo trình, thảo luận, kiểm tra cho tới các hoạt động ngoại khoá, công việc làm thêm các bạn cần có thứ tự ưu tiên cho một trong số các công việc đó để đạt được thành tích tốt nhất. Bạn không nên ôm đồm tất cả mọi việc bởi sẽ dấn đến quá tải sẽ khiến cho bạn mệt mỏi mà bỏ dở công việc.

Các bạn nên đầu tư  thời gian vào việc học và nghiên cứu ở trường, chọn lọc các câu lạc bộ để tham gia, các việc làm parttime cũng vậy nên lựa chọn và bớt ôm đồm nhiều. Như thế, mọi thứ sẽ được cân bằng, không còn quá sức với các bạn nữa. Hãy lựa chọn mọi thứ một cách khôn ngoan nhất, chỉ nên tập trung vào những thứ phục vụ cho mục tiêu chính.

Không ngừng kết nối và tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết

Đừng vì những áp lực về điểm số mà quên đi việc tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè mối liên hệ với các thầy cô. Luôn là người chủ động kết nối và mở rộng những mối quan hệ thân thiết. Đó có thể là những câu lạc bộ chuyên ngành, những dự án, những chuyến đi tình nguyện hay là những người bạn cùng khóa, cùng trường. Khi đó bạn sẽ cảm thấy không còn cô đơn, và lạc lõng vì bên cạnh bạn, đã và đang có những người bạn đồng hành chia sẻ với bạn niềm vui, những kinh nghiệm trong những năm tháng là sinh viên đáng trân trọng này.

Hãy tin tưởng vào bản thân mình

Quãng thời gian sinh viên sẽ là những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, là khoảng thời gian mà các bạn được thử sức, được vấp ngã. Vì vậy nên nếu các bạn luôn lo lắng quá về tương lai, về cuộc sống sau này hay luôn mặc cảm khi chứng kiến thành công của những người bạn đồng trang lứa sẽ là sự lãng phí vô cùng lớn. Đừng lãng phí những tháng năm này để tạo quá nhiều áp lực cho bản thân mình. Hãy giành thời gian làm điều bạn thích và theo đuổi ước mơ của bạn. Đừng để bất kỳ ai, bất kỳ điều gì tạo ra áp lực cho chính bạn nữa. Hãy cố gắng vì cuộc sống mà chính bạn mong ước, tin tưởng vào chính bản thân mình. Cuộc sống sinh viên của bạn trở nên vui vẻ, tích cực hay không là do cách nhìn nhận và suy nghĩ của chính bạn, hãy suy nghĩ và hành động tích cực.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây tất cả các bạn tân sinh viên khối ngành kỹ thật như: Kỹ sư xây dựng, Công nghệ thông tin, Cơ khí chế tọa máy… hay các bạn sinh viên khối ngành Khoa học xã hội nhân văn, ngôn ngữ …  sẽ có những thông tin hữu ích áp dụng cho cuộc sống sinh viên của mình, giúp các bạn vượt qua được những áp lực vô hình và có cuộc sống sinh viên thật thú vị đáng nhớ.

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Học Y nên chọn Đại học ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao?

Khi ngành chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực ngành y dược cũng ngày càng tăng. Với sự đặc thù trong công việc, nhân viên y dược nhận được sự kính trọng của xã hội cùng với nhiều mức thu nhập hấp dẫn. Vậy học y nên chọn ngành nào để ra trường dễ xin việc, lương cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời về vấn đề này.
Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Đăng ký trực tuyến