Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Bổ cốt chỉ, còn gọi là Phá cố chỉ, Thiên đậu, Bà cố chỉ, Hạt đậu miêu... là hạt của một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó được trồng phổ biến tại Trung Quốc và một số vùng tại Việt Nam.
Tại nước ta, cây bổ cốt chỉ mọc chủ yếu ở các vùng trung du, nơi có khí hậu ấm áp. Người ta thường thu hái hạt vào tháng 9, phơi khô để dùng làm thuốc. Trước khi sử dụng, hạt được chế biến bằng cách tẩm nước muối cho hơi phồng, sau đó sao qua và đập nhỏ.
Theo tiến sĩ Lê Xuân Hùng – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Bổ cốt chỉ chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe như tinh dầu, flavonoid, alkaloid, coumarin (psoralen, isopsoralen), và các dẫn xuất khác như bavachinin, bakuchiol. Những hoạt chất này mang lại một số tác dụng y học nổi bật:
Bổ thận, tráng dương: Tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới, cải thiện tình trạng di tinh, mộng tinh, liệt dương.
Cải thiện tiêu hóa: Được dùng để điều trị tiêu chảy kéo dài, tiêu hóa kém, phân sống.
Kháng khuẩn: Có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lao, tụ cầu vàng, tụ cầu trắng trong môi trường thí nghiệm.
Tăng cường tuần hoàn máu: Giúp giãn mạch vành, tăng cường lưu lượng máu đến tim, hỗ trợ cơ tim hoạt động tốt hơn.
Chống lão hóa và tăng miễn dịch: Kích thích sản xuất bạch cầu, hỗ trợ tủy xương tạo máu, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy bổ cốt chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư như Hela và Sarcoma-180.
Ngoài ra, bổ cốt chỉ còn có tác dụng làm đẹp da, giúp cải thiện sắc tố da ở những người bị sạm nám do thiếu khí huyết.
Cách sử dụng và liều lượng
Bổ cốt chỉ có thể được dùng ở dạng sống, sao tẩm hoặc nấu cao, tán bột làm viên hoàn. Tùy vào từng trường hợp và thể trạng người bệnh, liều dùng thông thường từ 4,5g đến 9g mỗi ngày.
Lưu ý không dùng bổ cốt chỉ trong các trường hợp sau:
Người có biểu hiện âm hư, hỏa vượng (gầy yếu, hay nóng trong, mồ hôi trộm, miệng khô…).
Người bị tiểu ra máu, táo bón kéo dài.
Tránh dùng chung với các thực phẩm như thịt dê, vân đài để phòng tác dụng phụ.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ bổ cốt chỉ
Trị tiêu chảy lâu ngày:
Dùng 240g bổ cốt chỉ và 120g nhục đậu khấu, tán thành bột mịn. Táo tàu giã nhuyễn, trộn đều thành viên nhỏ như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống khoảng 50 viên lúc đói, dùng với nước cơm.
Chữa tiểu són, tiểu tiện không tự chủ:
Kết hợp bổ cốt chỉ 12g, hoài sơn 16g, thục địa 12g, ngưu tất 12g, khiếm thực 12g, phục linh 8g, phụ tử chế 8g, tang phiêu tiêu 8g, nhục quế 4g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.Tăng cường sức khỏe cho người suy nhược, hư lao:
Ngâm bổ cốt chỉ 480g với rượu qua đêm, phơi nắng rồi trộn với dầu mè. Sao cho tới khi không còn nổ hạt mè. Sau đó rây bỏ mè, tán bột bổ cốt chỉ, viên lại với giấm và bột gạo. Uống lúc đói với rượu hoặc nước muối nhạt.
Trị đau lưng do thận hư:
Dùng 30g bổ cốt chỉ sao và tán bột, uống 9g mỗi lần với rượu nóng. Có thể thêm 3g mộc hương để tăng hiệu quả.
Chữa tiêu chảy do tỳ vị hư:
Bổ cốt chỉ 30g sao vàng, anh túc xác 120g nướng thơm, tán thành bột, luyện với mật ong, viên nhỏ. Ngày uống 1 viên với nước gừng hoặc nước táo.
Trị di tinh, liệt dương:
Bổ cốt chỉ 9g, thỏ ty tử 9g, hồ đào nhục 9g, trầm hương 1,5g. Tán nhỏ, luyện mật viên lại, uống mỗi lần 9g với nước muối loãng, ngày 3 lần.
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc dân gian quý giá với nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu và tránh tác dụng phụ không mong muốn, người dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.
Châm cứu – nghệ thuật chữa bệnh từ huyệt đạo và dòng khí huyết lưu thông trong cơ thể. Không chỉ là một phần trong kho tàng y học cổ truyền, châm cứu ngày nay còn được y học hiện đại công nhận là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn.