Cẩm nang xin việc ngành Tài chính ngân hàng

Thứ ba, 10/05/2022 | 14:13

Ngành tài chính ngân hàng có khó xin việc không? Ra trường làm những công việc gì? Đây chắc chắn là câu hỏi của không ít các bạn sinh viên đang quan tâm theo học.

Cẩm nang xin việc ngành Tài chính ngân hàng
Cẩm nang xin việc ngành Tài chính ngân hàng

Ngành tài chính ngân hàng có khó xin việc không?

Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhân hàng thì nhu cầu nhân sự đến năm 2025 đạt khoảng gần 130.000 nhân sự. Đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng khiến nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tài chính ngày càng tăng cao.

Hiện nay trên cả nước có tới 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính ngân hàng với tổng số sinh viên khoảng 18.000 ra trường mỗi năm. Kết quả điều tra mới cho thất cứ mỗi 25 – 30 tân cử nhân thì mới có một người ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng thành công. Đây có thể nói là tình trạng đáng báo động đối với những người đang muốn xin việc ngành tài chính ngân hàng.

Nhưng lại thật bất ngờ khi các ngân hàng lớn hiện nay lại cho rằng họ đang thiếu nguồn lực trầm trọng đặc biệt là tại 3 vị trí: quản trị rủi ro, quản lý, đầu tư và phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng chất lượng còn thấp, không đáp ứng yêu cầu.

Bởi vậy, có thể nói rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng.

Ngành tài chính ngân hàng có thể làm ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể tham gia ứng tuyển tại các đơn vị, doanh nghiệp như:

  • Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước: VietinBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, ACB, Tecombank, MBBank…
  • Các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: SSI, HSC, VNDIRECT, MBS, ACBS, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội....
  • Các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư: Deloitte, PwC, KPMG, Ernst & Young, VPH, FCN, VEH, Manulife Progressive Fund,...
  • Ngoài ra bạn có thể làm việc tại cục thuế, hải quan, quỹ tín dụng, đầu tư bất động sản… hoặc có thể trở thành các giảng viên đại học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ngành tài chính ngân hàng có khó xin việc không?
Ngành tài chính ngân hàng có khó xin việc không?

Kinh nghiệm phỏng vấn khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng

Xin việc làm ngành tài chính ngân hàng luôn là một chiến trường khốc liệt với tỉ lệ chọi cao. Chính vì vậy bạn nên nhớ rằng trong cuộc phỏng vấn, bạn phải là người thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn thay vì chọn những ứng viên khác bằng cách đưa ra những kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức, điểm mạnh của bạn. Bên cạnh các câu hỏi tổng quan thông thường (giới thiệu bản thân, các dự định về công việc sắp tới, kinh nghiệm của bản thân…) thì bạn cũng phải chú ý đến những câu hỏi về chuyên môn như:

  • Tại sao bạn lại chọn ngân hàng/công ty tài chính này thay vì đơn vị khác?
  • Bạn có nộp hồ sơ vào những ngân hàng khác không?
  • Tại sao bạn lại chọn công việc này?
  • Điểm yếu của bạn là gì?
  • Đặc biệt hơn nữa khi phỏng vấn tại các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính họ thường đưa ra những tình huống thực tế để kiểm tra cách ứng xử và khả năng phản ứng của bạn.
  • Khi ứng tuyển vào các ngân hàng bạn cần phải chú ý tới trang phục công sở đúng đắn, tốt nhất là chân váy đen và áo sơ mi trắng hoặc xanh đối với nữ, quần tây đen và áo sơ mi trắng đối với nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Cẩm nang xin việc ngành Tài chính ngân hàng
Cẩm nang xin việc ngành Tài chính ngân hàng

Nên chuẩn bị 1 CV tốt khi xin việc ngành tài chính ngân hàng

Thông thường hầu hết các ngân hàng đều có những mẫu đơn ứng tuyển riêng. Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, các ngân hàng đều yêu cầu thêm CV từ các ứng viên và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên. Do đó khi viết CV ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng, bạn cần phải có những lưu ý sau:

Hãy phân loại, sắp xếp thông tin một cách rõ ràng, một cách có tổ chức. Điều này thể hiện bạn là người cẩn thận, làm việc khoa học - đây là tố chất quan trọng của những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Ngoài ra bạn hãy liệt kê những vị trí thực tập hay kinh nghiệm đã từng làm trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, kinh doanh… - đây sẽ là điểm cộng hoàn hảo cho CV của bạn.

Nên nhớ mọi thông tin trong CV đều phải chính xác. Nếu ngay cả CV xin ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng mà bạn còn có thể cẩu thả viết sai thì chắc chắn cơ hội để CV của bạn được chọn chỉ còn dưới 40%. Các vị trí trong ngân hàng hay công ty tài chính đều yêu cầu độ chính xác cao, không có sai lệch.

Xem thêm: ultv.edu.vn

TheAnh

Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cửa với ứng viên IT

Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cửa với ứng viên IT

Chuyên gia cho biết để đảm bảo vận hành, các tổ chức tài chính - ngân hàng liên tục tuyển dụng các ứng viên công nghệ thông tin với mức chi trả hấp dẫn.
Ngành thu nhập tốt, thưởng Tết có thể gấp 5 lần lương nhưng vẫn “nhọc nhằn” vì thiếu nhân lực

Ngành thu nhập tốt, thưởng Tết có thể gấp 5 lần lương nhưng vẫn “nhọc nhằn” vì thiếu nhân lực

Theo số liệu thống kê, thu nhập nhân viên làm tại các ngân hàng có trung bình đạt được 24 triệu VNĐ/tháng, thậm chí có vị trí lên tới 44 triệu VNĐ/người/tháng. Dù đãi ngộ tốt, lương thưởng cao nhưng ngành vẫn đang gặp rào cản khó tháo gỡ khi thiếu nhân lực.
Con gái có nên học ngành Tài chính - Ngân hàng không?

Con gái có nên học ngành Tài chính - Ngân hàng không?

Ngành Tài chính - Ngân hàng luôn là một trong những ngành học nhận được nhiều hồ sơ xét tuyển trong mỗi kỳ tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ còn băn khoăn liệu một ngành ‘áp lực cao’ như thế này có phù hợp với mình?
Mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2022?

Mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2022?

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển. Ngành tài chính ngân hàng thu hút nguồn nhân lực trên khắp địa bàn cả nước. Vậy mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2022 là bao nhiêu?
Đăng ký trực tuyến