Cây Đơn buốt: Vị thuốc đông y quý từ loài cây hoa dại

Thứ ba, 19/03/2024 | 15:11
Theo dõi ULTV trên

Đơn Buốt là một loại cây phổ biến tại vùng quê nông thôn Việt Nam, thường mọc tự nhiên ở những bờ rào và khu vực bụi rậm. Trong y học cổ truyền, Đơn Buốt được sử dụng như một vị thuốc quen thuộc, thường xuất hiện trong vườn nhà để điều trị nhiều loại bệnh.

CÂY ĐƠN BUỐT

Cây Đơn buốt là loại thân thảo, hay còn có có những tên khác như: Đơn kim, Xuyến chi, Quỷ châm thảo, Manh tràng thảo, Song nha lông,..

Cây Đơn buốt phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cũng một ít xuất hiện ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Do đó, chúng có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mexico, Trung Mỹ, và Caribe...

Ở nước ta, cây Đơn buốt có thể được tìm thấy mọi nơi, từ các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là loại cây sống trên đất liền, thường mọc hoang ở những vùng đất trống, sau cánh đồng, ven đường đi, và chúng thường mọc thành từng quần thể dày đặc, phát triển nhanh chóng trong mùa hè.

Thu hoạch: Để đảm bảo hàm lượng dược chất cao nhất, quá trình thu hoạch nên được thực hiện vào giữa mùa hoa, tức là khoảng tháng 4 hoặc tháng 9.

Dược liệu chính được sử dụng trong y học cổ truyền là toàn bộ cây (trừ rễ),có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc đã phơi khô.

Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ một số tác dụng dược lý và công dụng của cây Đơn buốc như sau:

*Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Đơn buốt có vị đắng, nhạt, hơi the và tính mát, vào 2 kinh: can, thận,

Tác dụng: thanh nhiệt, làm mát máu, tiêu độc, sát trùng, và tan huyết ứ.

Công dụng: được dùng trong việc chữa trị nhiều bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm dạ dày, sưng đau cổ họng, nổi mẩn ngứa, chấn thương tụ máu, đau nhức xương khớp,...

*Theo y học hiện đại

- Lượng tinh dầu trong lá Đơn Buốt chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm..

- Các hoạt chất như polyynes và flavoness có trong dược liệu có tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở những người mắc bệnh ung thư.

  • - Polyynes và cytopoloyne được cho là có thể hỗ trợ giảm một số triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu về cơ chế tác dụng kháng viêm của Đơn Buốt cũng chỉ ra sự ức chế mạnh mẽ đối với các chất ức chế cyclooxygenase, thể hiện qua sự giảm tổng hợp prostaglandin trong thử nghiệm in vitro. Cao methanol của Đơn Buốt còn có hoạt tính bảo vệ chống phóng xạ đối với tủy xương. Đơn Buốt cũng được biết đến với tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm huyết áp, và chống loét.

Những Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ Đơn buốt

1.Chữa trị viêm họng cấp tính:

Giã nát 30g đến 60g Đơn Buốt, vắt lấy nước cốt, chia thành 3 đến 4 lần uống trong ngày.

Có thể thêm vài hạt muối hoặc 1 thìa cà phê mật ong khi uống.

2.Chữa trị ghẻ lở:

Rau Đơn Buốt giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối và chấm vào vết thương để da mau lành..

3.Chữa trị đau nửa đầu

Sắc 30g Đơn Buốt và 3 trái đại táo trong nước trong thời gian 30 phút, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Chỉ sử dụng 1 thang mỗi ngày.

4.Trị sốt rét, đau đầu:

Lá Đơn Buốt để đắp hoặc dùng Đơn buốt 5 lá 60g, đại táo 6g sắc nước uống trong ngày.

5.Chữa cảm tả, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn:

Sắc nước từ 120g lá Đơn Buốt hoặc giã nát 60g lá, lọc và thêm một chút muối nhạt, uống ấm.

6.Trị bỏng da do lửa hay bị bỏng nước sôi: Vò nát rau Đơn Buốt và đắp lên da.

7.Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng:

Sử dụng 15 đốt cành cây Đơn Buốt, đập nát và đặt vào ấm có vòi, đun sôi, hít hơi nước và thuốc vào mũi.   Chú ý không nên dùng cho phụ nữ có thai.

8.Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt:

Dùng cành cây Đơn Buốt giã nhỏ và đắp lên vết thương

9.Chữa chấn thương, đau nhức:

Dùng cành cây Đơn Buốt giã nhỏ, đắp lên tổn thương, sau khi khô dùng rượu nhạt thêm vào bã thuốc

10.Chữa mụn cơm: Sử dụng nhựa mủ của cây Đơn Buốt đắp lên mụn cơm.

Theo Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết, Đơn Buốt, mặc dù là loài cây phổ biến có ở nhiều địa điểm, nhưng khi sử dụng, người dùng cần tuân theo các lưu ý sau đây:

- Loài cây này có khả năng hút độc mạnh mẽ, do đó, không nên sử dụng phần dược liệu được thu hái ở các vùng đất có chứa độc tố hoặc nhiều kim loại nặng.

- Việc tránh sử dụng Đơn Buốt là quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đồng thời, khi sử dụng dược liệu đắp trên da, cần tránh ánh nắng mặt trời để ngăn chặn tình trạng cháy sạm da, sưng tấy, hoặc kích ứng

- Người bị dị ứng với những thành phần có trong dược liệu cũng không được dùng.

Bạn đọc xem chi tiết tại Youtube: 

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến