Cây mật gấu –  bài thuốc y học cổ truyền chống oxi hóa

Thứ tư, 27/03/2024 | 15:34

Cây mật gấu, còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá đắng ở Việt Nam , cây thường mọc thành từng bụi, có thân thảo, và phát triển từ 2m đến 5m tùy thuộc vào điều kiện đất đai và ánh sáng

Cây mật gấu thường được biết đến với tên khoa học Gymnanthemun Amygdalinum. Cây mật gấu có lá hình trái xoan kèm với mép lá răng cưa nhỏ, có độ cứng vừa phải và kích thước chiều dài dao động từ 6cm đến 10cm và chiều rộng từ 2cm đến 4cm. 

01711528540.jpeg

Cây mật gấu thuộc họ Cúc (Asteraceae)

Cây mật gấu thường nở hoa vào mùa xuân, từ tháng 2 đến tháng 4, với các bông hoa màu vàng nhạt. Mỗi bông hoa có 6 cánh và được bao bọc bởi nhiều lá đài sắp xếp thành 3 vòng dưới hoa. Cụm hoa thường nở ở phần đỉnh của cây. Sau thời gian hoa tàn, quả xanh sẽ xuất hiện và chín dần vào tháng 5 đến tháng 6 mỗi năm, thường chín có màu xanh nâu.

Cây mật gấu được trồng phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ và Việt Nam. Thường xuất hiện nhiều ở các vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình cao. Ngoài ra, cây mật gấu được phát hiện mọc ở miền Nam, như trong tỉnh Lâm Đồng.

Cây mật gấu, có tên khoa học là Gymnanthemun Amygdalinum, là một loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Thường thì, các bộ phận của cây mật gấu được sử dụng chủ yếu là thân cây và lá cây.

Thu hoạch cây mật gấu có thể thực hiện quanh năm. Lựa chọn cây cần hái nên là những cây vừa trưởng thành, không quá già, tránh hái những cây còn non.

Cách sơ chế như sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch cả thân cây và lá, và để ráo nước.

Bước 2: Có thể sử dụng cây mật gấu tươi hoặc phơi khô. Đối với việc phơi khô, nên sao vàng trước khi sử dụng.

Các thành phần chính có trong thân cây và lá của cây mật gấu bao gồm: Xanthone, Vitamin B (gồm B1 và B2), Vitamin tan trong dầu (A, E), Vitamin C, Terpene, Steroid, Tannin, Flavonoid, Axit phenolic. Các loại khoáng chất khác như kẽm, sắt, đồng, Magiê, Selenium,…

Một số tác dụng dược lý của cây mật gấu được ứng dụng trong điều trị bệnh hiện nay?

Bảo vệ gan: Cây mật gấu có nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan như acid ursolic, exercise in A, beta sitosterol, glucoside, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ác tính trong cơ thể, bảo vệ gan.

Điều trị bệnh đường ruột: Rễ và thân cây mật gấu có công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm, giúp giảm các triệu chứng của các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy.

Điều trị các bệnh khác: Cây mật gấu cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh như đau bụng, nhiễm giun sán, viêm dạ dày, đau mắt đỏ, viêm gan vàng da.

Chống oxi hóa và giảm cholesterol: Cây mật gấu chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây mật gấu có thể ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư vú.

Hỗ trợ hệ tim mạch: Cây mật gấu cung cấp axit béo linoleic, giúp cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Giảm căng thẳng và căng thẳng tâm lý: Các chất như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid trong lá của cây có thể giảm các triệu chứng căng thẳng và lo lắng của cơ thể.

Hạ huyết áp: Lá cây mật gấu chứa lượng kali, giúp loại bỏ muối và nước dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ hạ huyết áp.

11711528540.jpeg

Trà từ cây mật gấu giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Trà lợi tiểu: Ở một số nước Tây Phi, lá cây mật gấu được sử dụng để làm trà lợi tiểu, có thể hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh tiểu đường, da nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến gan.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cây mật gấu:

Sử dụng đúng cách và liều lượng: Theo TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh dù cây mật gấu có tác dụng tốt, việc sử dụng đúng cách và đúng liều lượng là rất quan trọng. Vì thế việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết. Không nên tự ý sử dụng quá thường xuyên hoặc kéo dài. Chỉ nên sử dụng trong khoảng hai tuần và nghỉ ít nhất hai đến bốn tuần trước khi tiếp tục.

Thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có bằng chứng về độ an toàn tuyệt đối của cây mật gấu đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc sử dụng có thể dẫn đến sảy thai. Đối với những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tương tác với các loại thuốc khác: Cây mật gấu có thể tương tác với một số loại thuốc và thực phẩm khác. Trước khi sử dụng, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn.

Sử dụng nước sắc từ cây mật gấu: Nước sắc từ rễ, thân và lá cây mật gấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, và có thể được sử dụng để giải nhiệt nhanh chóng.

Thận trọng đối với huyết áp thấp: Do có thể giúp hạ huyết áp, người có huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng cây mật gấu để tránh tình trạng huyết áp quá thấp.

Việc tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp bạn sử dụng cây mật gấu một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Hiện tại, số lượng trường hợp phản ứng phụ do sử dụng cây mật gấu vẫn còn ít. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các biểu hiện như táo bón, huyết áp giảm đột ngột, hoặc cảm giác ngọt trong miệng kéo dài, bạn nên ngưng sử dụng và tự theo dõi sức khỏe của mình một cách cẩn thận.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh của cây thuốc Mía dò

Mía dò là một loại cây thuộc họ gừng thường mọc hoang phân bố rộng rãi ở nước ta. Mía dò được các bác sĩ Y học Cổ truyền ví như một cây thuốc quý với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Không chỉ được sử dụng để nấu thành món giải khát, Sương sâm là một loại cây thuốc quý, ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân nó còn được sử dụng để bồi bổ cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Ngũ trảo: Dược liệu y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp.
Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Bác sĩ cảnh báo bệnh viêm gan B và những lưu ý

Để kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng thành viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan, việc phát hiện sớm viêm gan B là rất quan trọng. Khi bị mắc phải bệnh truyền nhiễm này.
Đăng ký trực tuyến